Bộ VH-TT&DL yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể này phải thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
Lễ hội đua bơi đã có truyền thống trên dòng sông Kiến Giang có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của bà con nhân dân huyện Lệ Thủy.
Đây cũng có thể là một lễ hội mừng lúa mới hay là lễ hội cầu mùa và làng nào về nhất lễ hội này thì năm đó cả làng sẽ được mùa, may mắn…
Sau cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và dân gian đã có câu rằng: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...”.
Có thể nói, Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm.
Điều đọng lại trong lòng du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối bảng.
Từ rạng sáng ngày Tết Độc lập (2/9) các thuyền lần lượt nối đuôi nhau diễu hành trên sông, sau đó các thuyền bơi đua xếp hàng vào vị trí xuất phát.
Giây phút hồi hộp nhất là thời khắc buông phao, điểm náo nhiệt nhất trong cuộc đua, với tiếng trống liên hồi, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng hô quyết tâm của các trai bơi, tiếng hò reo của lớp lớp người trên hai bờ sông động viên trai bơi, gái đua.
Cuộc đua diễn ra, dọc hai bên bờ sông, người người đứng chen chân để xem trên đường đua có những cuộc giành giật, bứt phá ngoạn mục, bất ngờ, hấp dẫn của các đội. Khi thuyền đua đến khúc sông nào thì trên cả hai bờ sông, người có nón vẫy nón, người cầm mũ ngoắt mũ... cổ vũ cuồng nhiệt.
Có người nhào cả xuống sông khoát nước cho trai bơi, gái đua để động viên, tạo niềm hưng phấn cho các tay đua trên đường bơi. Cùng với bọt nước tung toé, sóng nước dậy sóng thì nhấp nhô nón trắng, mũ màu, cờ hoa tạo nên một không gian lễ hội thật rộn ràng, xốn xang lòng người…
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Bộ VH-TT&DL yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể này phải thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
Lễ hội đua bơi đã có truyền thống trên dòng sông Kiến Giang có từ lâu và được tổ chức sau mùa vụ nông nhàn của bà con nhân dân huyện Lệ Thủy.
Đây cũng có thể là một lễ hội mừng lúa mới hay là lễ hội cầu mùa và làng nào về nhất lễ hội này thì năm đó cả làng sẽ được mùa, may mắn…
Sau cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang thường được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và dân gian đã có câu rằng: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...”.
Có thể nói, Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Quảng Bình được tổ chức hằng năm.
Điều đọng lại trong lòng du khách đó là những hình ảnh “trai bơi gái đua” cố gắng hết mình trên toàn quãng đường đua hàng chục km và có một điều đặc biệt là họ chưa bao giờ bỏ cuộc đua dẫu về cuối bảng.
Từ rạng sáng ngày Tết Độc lập (2/9) các thuyền lần lượt nối đuôi nhau diễu hành trên sông, sau đó các thuyền bơi đua xếp hàng vào vị trí xuất phát.
Giây phút hồi hộp nhất là thời khắc buông phao, điểm náo nhiệt nhất trong cuộc đua, với tiếng trống liên hồi, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng hô quyết tâm của các trai bơi, tiếng hò reo của lớp lớp người trên hai bờ sông động viên trai bơi, gái đua.
Cuộc đua diễn ra, dọc hai bên bờ sông, người người đứng chen chân để xem trên đường đua có những cuộc giành giật, bứt phá ngoạn mục, bất ngờ, hấp dẫn của các đội. Khi thuyền đua đến khúc sông nào thì trên cả hai bờ sông, người có nón vẫy nón, người cầm mũ ngoắt mũ... cổ vũ cuồng nhiệt.
Có người nhào cả xuống sông khoát nước cho trai bơi, gái đua để động viên, tạo niềm hưng phấn cho các tay đua trên đường bơi. Cùng với bọt nước tung toé, sóng nước dậy sóng thì nhấp nhô nón trắng, mũ màu, cờ hoa tạo nên một không gian lễ hội thật rộn ràng, xốn xang lòng người…