K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Chùa Nghĩa Xá (Chùa Viên Quang) là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. Nội công ngoại quốc, trên khu đất rộng khoảng 500m2. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như 2 bộ cánh cửa nhà Tiền Bái; hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá... ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong những tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát cống, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê có giá trị về mặt nghệ thuật. Chùa Nghĩa Xá còn có một thắng cảnh nhiều người biết đến.
Theo tấm bia cổ nhất hiện còn lại tại di tích khắc năm Thiên Trù Duệ Vũ thứ ba (1122) thì khu chùa này lúc có ở Giao Thuỷ Vạn. Các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết địa danh đó nằm ở phía trên phà Tân Đệ (thành phố Nam Định) khoảng 15 km. Theo văn bia khắc năm thứ 2 đời vua Đồng Khánh (1888) thì tương truyền kỳ còn ở Giao Thuỷ Vạn, quy mô chùa rất lớn với 36 toà, hàng trăm gian. Cũng theo bia này, về sau do sự đổi dòng của Sông Hồng, chùa có nguy cơ bị quấn đi nên chuyển chùa về xứ Bát Dương (nay thuộc khu vực xã Vũ Phong, Vũ Hợp huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) cũng ở ven Sông Hồng.
Sau đó chùa lại bị dòng sông làm sụp nở, do vậy tháng 3 năm thứ 19, đời vua Tự Đức (1867) lại chuyển chùa về khu đất hiện nay. Tháng 5 năm thứ 20, đời vua Tự Đức thì dựng xong như quy cách cũ. Tháng 8 cùng năm thì bị bão lớn làm bay ngói đổ tường, ngôi chùa phải tu sửa đến tháng 12 cùng năm thì hoàn thành.
Chùa hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp huỷ hoại. Hiện nay, gian tiền bái thờ tượng Phổ Hiền và Quan Công gian đọ nhị có toà Cửu Long gian Thượng Điện thờ bốn pho tượng Quan Âm, một pho tượng A Di Đà ngồi tư thế toạ thiền. Phía trên cùng của thượng điện thờ 3 tượng tam thế. Nếu nhìn từ ngoài vào thượng điện thì gian bên cạnh (phía phải). Có bài vị thờ vua Lý Thần Tông, gian tiếp cạnh có bài vị thờ Lục Thượng Thái Sư. Cạnh tượng điện về phía trái có bài vị thờ Giác Hải thiền sư và một gian giáp cạnh có bài vị thờ Nguyễn Minh Không. Phía sau toà thượng điện này có 4 gian (lợi dụng mái thượng điện) có 4 pho tượng tương ứng những người được thờ bài vị ở phía ngoài.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ở di tích đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, chùa Nghĩa Xá là nơi dân quân nằm nghỉ, tập luyện hàng năm trời. Cũng trong thời gian này nhà sư Nguyễn Thanh Tác trụ trì tại chùa đã cởi áo Cà Sa tham gia vệ quốc đoàn để chống lại thực dân Pháp.
Thời kỳ năm 1947 – 1948, chùa Nghĩa Xá là nơi tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định liên tục đi về để tổ chức cuộc mít tinh quần chúng. Có những cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh lực lượng 3 huyện miền nam tỉnh: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động mùng 1/5/1950 lá cờ Đảng đã tung bay trên gác chuông chùa mặc dù lúc này nơi đây vẫn còn vùng địch tạm chiếm.
Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang) là một trong những di tích có giá trị của tỉnh Nam Định. ở đây còn văn bia đời Lý là một trong những bia quý hiếm về nghệ thuật, kiến trúc nhìn tổng thể chùa Nghĩa Xá có quy mô rộng lớn, kiến trúc thời Hậu Lê còn lưu giữ được khá nhiều. Với một vùng đất sa bồi thuộc tỉnh Nam Định, có được kiến trúc như ở đây là điều rất đáng quý.Trong di tích còn lưu giữ tới ba cỗ kiệu Bát, ba nhang án và ba bài vị thời Hậu Lê, khu mộ tháp bằng đá, mô hình tháp đất lung, bốn pho tượng Thánh Tổ cùng với tượng Quan Công, Phổ Hiền bằng đồng…
Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn.
1. Tên di tích: Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang)
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1371-QĐ ngày 03 tháng 8 năm 1991
5. Địa chỉ di tích: Thôn Nghĩa Xá- Xã Xuân Ninh- Huyện Xuân Trường-Tỉnh Nam Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Nghĩa Xá (Chùa Viên Quang) là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. Nội công ngoại quốc, trên khu đất rộng khoảng 500m2. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như 2 bộ cánh cửa nhà Tiền Bái; hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá... ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong những tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát cống, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê có giá trị về mặt nghệ thuật. Chùa Nghĩa Xá còn có một thắng cảnh nhiều người biết đến.
Theo tấm bia cổ nhất hiện còn lại tại di tích khắc năm Thiên Trù Duệ Vũ thứ ba (1122) thì khu chùa này lúc có ở Giao Thuỷ Vạn. Các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết địa danh đó nằm ở phía trên phà Tân Đệ (thành phố Nam Định) khoảng 15 km. Theo văn bia khắc năm thứ 2 đời vua Đồng Khánh (1888) thì tương truyền kỳ còn ở Giao Thuỷ Vạn, quy mô chùa rất lớn với 36 toà, hàng trăm gian. Cũng theo bia này, về sau do sự đổi dòng của Sông Hồng, chùa có nguy cơ bị quấn đi nên chuyển chùa về xứ Bát Dương (nay thuộc khu vực xã Vũ Phong, Vũ Hợp huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) cũng ở ven Sông Hồng.
Sau đó chùa lại bị dòng sông làm sụp nở, do vậy tháng 3 năm thứ 19, đời vua Tự Đức (1867) lại chuyển chùa về khu đất hiện nay. Tháng 5 năm thứ 20, đời vua Tự Đức thì dựng xong như quy cách cũ. Tháng 8 cùng năm thì bị bão lớn làm bay ngói đổ tường, ngôi chùa phải tu sửa đến tháng 12 cùng năm thì hoàn thành.
Chùa hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp huỷ hoại. Hiện nay, gian tiền bái thờ tượng Phổ Hiền và Quan Công gian đọ nhị có toà Cửu Long gian Thượng Điện thờ bốn pho tượng Quan Âm, một pho tượng A Di Đà ngồi tư thế toạ thiền. Phía trên cùng của thượng điện thờ 3 tượng tam thế. Nếu nhìn từ ngoài vào thượng điện thì gian bên cạnh (phía phải). Có bài vị thờ vua Lý Thần Tông, gian tiếp cạnh có bài vị thờ Lục Thượng Thái Sư. Cạnh tượng điện về phía trái có bài vị thờ Giác Hải thiền sư và một gian giáp cạnh có bài vị thờ Nguyễn Minh Không. Phía sau toà thượng điện này có 4 gian (lợi dụng mái thượng điện) có 4 pho tượng tương ứng những người được thờ bài vị ở phía ngoài.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ở di tích đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, chùa Nghĩa Xá là nơi dân quân nằm nghỉ, tập luyện hàng năm trời. Cũng trong thời gian này nhà sư Nguyễn Thanh Tác trụ trì tại chùa đã cởi áo Cà Sa tham gia vệ quốc đoàn để chống lại thực dân Pháp.
Thời kỳ năm 1947 – 1948, chùa Nghĩa Xá là nơi tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định liên tục đi về để tổ chức cuộc mít tinh quần chúng. Có những cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh lực lượng 3 huyện miền nam tỉnh: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động mùng 1/5/1950 lá cờ Đảng đã tung bay trên gác chuông chùa mặc dù lúc này nơi đây vẫn còn vùng địch tạm chiếm.
Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang) là một trong những di tích có giá trị của tỉnh Nam Định. ở đây còn văn bia đời Lý là một trong những bia quý hiếm về nghệ thuật, kiến trúc nhìn tổng thể chùa Nghĩa Xá có quy mô rộng lớn, kiến trúc thời Hậu Lê còn lưu giữ được khá nhiều. Với một vùng đất sa bồi thuộc tỉnh Nam Định, có được kiến trúc như ở đây là điều rất đáng quý.Trong di tích còn lưu giữ tới ba cỗ kiệu Bát, ba nhang án và ba bài vị thời Hậu Lê, khu mộ tháp bằng đá, mô hình tháp đất lung, bốn pho tượng Thánh Tổ cùng với tượng Quan Công, Phổ Hiền bằng đồng…
Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn.
K NHA