K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2016

?

15 tháng 3 2016

oho

22 tháng 2 2017

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn. Để con cháu thấy được truyền thống quý báu của cha ông, ông cha ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Yêu thương con người, yêu thương đồng loại là điều kiện cần thiết trong xã hội loài người. Một xã hội mà mọi người đồng tâm đồng lòng, yêu thương giúp dỡ lẫn nhau, có phúc mọi người cùng hưởng, có họa mọi người cùng chịu, cái xã hội đó sẽ không có sự bất bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo. Câu tục ngữ trên là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể”, – Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc học như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấyphải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tịa và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Ngoài những người thân trong gia đình chúng ta còn có bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia sẽ ngọt bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc làm mà ta phải thực hiện. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi có lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con ngời trong xã hội. Có thể nói tất cả mọi người đã sống trên trái đất này đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đó không chỉ là tình cảm giữ con người với con người mà nó còn trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nổi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tiếp nối truyền thống quý báu của cha ông, cũng như thực hiện tốt lời dạy đó, mỗi chúng ta cần hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi ngời noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Thấm nhuần lời dạy ấy, bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến mọi người xung quanh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, không có gì lớn lao, chỉ cần biết giúp đỡ bạn trong lớp, tham gia quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người và người trong xã hội mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mọi giá trị xã hội giường như có sự thay đổi, việc thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương giũa con người với con người cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Chúng ta có thể có nhiều cách giúp đỡ người khác, nhưng cần nhờ một điều tinh thần thương người như thể thương tâm, luôn được ghi tâm khắc cốt, luôn chảy trong dòng huyết mạch của mỗi người Việt Nam.

22 tháng 2 2017

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

4 tháng 5 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

6 tháng 3 2017

a, Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay......

b,“Học ăn, học nói,học gói, học mở” Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức th& igrave; giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc....

c, Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.

19 tháng 1 2018

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

- II. THÂN BÀI

l. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2.Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh.Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng

tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thíaa giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3.Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẽ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

- Những ké này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III.KẾT BÀI

- Ọua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.


19 tháng 1 2018

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

1 tháng 5 2018

Lá lành đùm lá rách nghĩa là người giàu giúp đỡ người nghèo

Thương người như thể thương thân nghĩa là phải biết yêu thương và kính trọng chính bản thân mình

1 tháng 5 2018

Nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. 

14 tháng 12 2016

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này thế nào? Tại sao con người lại cần đến tình thương như vườn hoa cần hạt nắng?
Con người từ cổ chí kim cho tới hôm nay, từ tạo thiên lập đại cho tới giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng: tình thương la một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để ta nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao.
Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường. Có vẻ như con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự trao ban thì niềm vui nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vu này mới đích thực. Nó xuất phát từ con tim là lòng tự nguyện và nó sẽ là động lực để giúp ta sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 Bill Gates thì ai cũng biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ khắng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta có thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.
Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thì bức tranh này tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh cuộc sống. Hiểu theo chiều hướng này thì những bông hoa không thể thiếu trong cuộc sống. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó chúng ta thấy, ánh nắng là yêu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy.
Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “ai thương tôi thì tôi thương lại”, theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong chữ “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn vì thực tế ngày hôm nay, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại không có kiến thức. có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bện tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng… Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặn trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người, giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương con người chi như một cái máy biết đi, biết nói, không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra để trải đều trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thới gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không.
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp, hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ làn ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết.

4 tháng 4 2020

Tất cả các câu tục ngữ trên thuộc loại tục ngữ về con người và xã hội

Phép tu tự được sử dụng ở những câu trên là: 

-so sánh

-vần lưng

-đối vế

-lối nói ẩn dụ