Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ý chính cho bạn.
- Giới thiệu Tác giả -> bài thơ
- Nội dung bài thơ:
+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.
- Phân tích từng câu thơ:
+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.
+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.
+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.
=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.
+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.
=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.
+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"
-> BPNT:
--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.
--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.
- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:
+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.
+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.
- Tổng kết:
+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.
+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Thời ấu thơ, ai ai mà chẳng có những kỉ niệm vui hay buồn. Trước hết đối với dạng đề bài như trên, em có thể tự do lựa chọn những kỉ niệm nào cũng được. Có thể chọn kỉ niệm vui hoặc cũng có thể chọn kỉ niệm buồn, hoặc cũng có thể đưa xen kẽ vui và buồn. Nhưng dù cho em có làm theo cách nào thì đó phải là những kỉ niệm đặc sắc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Em cần miêu tả kỉ niệm ấy, nó có gì đặc biệt mà khiến cho em nhớ mãi? Đưa ra một tình huống gắn vào kỉ niệm ấy để thể hiện cảm xúc của em.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Được dịp về quê chơi, tôi bỗng nhớ về những kỉ niệm ngày nào thuở ấu thơ của mình.
II. THÂN BÀI
- Hồi tưởng lại về những kỉ niệm tuổi thơ có biết bao là kỉ niệm vui buồn lẫn lộn.
1. Kỉ niệm vui
- Thuở bé, tôi không biết chạy xe đạp. Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp nhỏ để tập chạy. Ngoài sau nhà tôi có một mảnh đất và tôi thường hay tập chạy xe đạp ở đây. Với quyết tâm chinh phục được nó, tôi rèn luyện nó mỗi ngày, đến nỗi hai bàn đạp của xe bị sút ra hồi nào không hay. Chúng đâm vào bắp chân của tôi, máu chảy rất nhiều mà tôi chẳng thấy đau. Một ngày nọ, tôi chạy được xe đạp với niềm hân hoan, vui sướng biết mấy. Tôi vừa đạp vừa buông tay mà la lớn lên: “Tôi chạy được rồi, tôi chạy được rồi” mà tôi quên rằng, phía trước là cái ao.
- Thế là tôi “bay” xuống cái ao, cũng may mà ao cạn nước; nếu không thì...
- Đó là một trong những kỉ niệm vui mà tôi còn nhớ, giờ nghĩ lại thật không sao nhịn được cười.
2. Kỉ niệm buồn
- Thuở nhỏ, ai mà chẳng nghịch ngợm, chẳng quậy phá và có biết bao trò chơi tuổi hồn nhiên.
- Thế nhưng có một kỉ niệm buồn mà tôi luôn nhớ mãi. Đó là lần tôi bắt được một con “bọ hung” với cái sừng to khỏe. Tôi cứ nghĩ rằng, nó rất mạnh khỏe và có thể nâng được các cục đá to. Tôi đặt một cục đá to đầu tiên lên người nó, xem nó có khiêng được hay không. Thấy vẫn còn nhúc nhích tôi lại đặt thêm một cục, hai cục lên cục trước đó. Bỗng im lìm, tôi không thấy con vật nhúc nhích nữa. Những cục đá cũng nằm im, bất động. Thế là tôi lấy từng cục đá xuống. Thì ra con “bọ hung” của tôi đã bị bẹp dí. Tôi khóc ròng cả buổi, ba mẹ hỏi chuyện, tôi thuật lại cho ba mẹ nghe thì ba mẹ nói rằng tôi chơi dại, và bảo rằng không được làm như thế nữa.
- Tôi vâng lời ba mẹ. Nghĩ lại đến giờ tôi thấy xót thương cho con vật bé nhỏ kia làm sao!
3. Cảm nhận về tuổi thơ
- Tuổi thơ là giai đoạn hồn nhiên, vô tư cùa một con người. Chúng ta cần nên trân trọng điều đó.
- Và những kỉ niệm tuổi thơ của chúng ta sẽ là hành trang cùng ta trên bước đường sau này.
III. KẾT BÀI
- Mỗi lẩn nghĩ tới tuổi thơ lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến.
- Tôi hứa sẽ mãi ghi sâu trong lòng những kí ức tuyệt dẹp một thời tuổi thơ của mình.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.
– Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.
xl bn nhìu
mk chỉ hỏi văn chứ mk không giỏi văn đâu
à bn có thể vào ních này nè,bn ấy là em mk,em ấy giỏi văn biểu cảm lắm
Kelly Oanh,bn vào em ấy mà hỏi nha,ẻm đang onl í
Quê tôi , là miền Trung đầy nắng gió và cả những con lũ mang đi hạnh phúc của người nông dân - mùa màng . Sau gần một năm trời , tôi lại đặt chân trên dải đất này. Mọi thứ không như tôi đã thấy hằng ngày trên tivi , ở đây , ngư dân đã ra khơi,đánh bắt cá chẳng còn cá chết hàng loạt hay ô nhiễm môi trường biển , cũng đâu còn những ngôi nhà chìm trong lũ và những đứa trẻ ngồi trên mái hiên nô đùa .......mọi thứ đều về vị trí của nó . Về nhà bà , tôi cảm thấy nhẹ lòng khi không còn những cú điện thoại khiến ba mẹ tôi lo lắng vì cơn lũ đã ngừng "hành hạ" người dân và cả nhà ngoại tôi. Bằng chiếc xe đạp đã tróc sơn , tôi dạo quanh một vòng con xóm nhỏ . Cây ngô đã dậy từ bao giờ , con chim sâu đang cặm cụi làm việc , ông đa già đầu làng trầm ngâm suy tư hay nàng mây thì mải miết soi gương giữa mặt ao ,.... Mấy thằng bé thi nhau thở diều - cánh diều của những ước mơ nhỏ , đứa thì lại đá bóng và đám trẻ con ngồi vắt vẻo trên lưng trâu mà thôi sáo , kể chuyện....... Đây là nơi mà tôi cảm thấy thảnh thơi và bình yên nhất . Tôi yêu nơi này - dải đất miền Trung. ~~ [ Tui chỉ làm đc thế thui , tự sự thì chịu]
tham khảo
Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm. Bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc và nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Đó là tiếng bà mắng khi cháu xem trộm gà đẻ, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà. Những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay. Trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hy sinh cao cả từ người bà thân yêu.Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.
Tham khảo:
Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay, tiếng “bà” vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt - người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát. Bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Bằng thể thơ tự do năm chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc
thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng “yêu” một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng.quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý.
Tham khảo :
Chúng ta đang sống trong một thời đại công nghệ tiên tiến. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi đã khiến chúng ta biến cuộc sống bình thường nâng cao hơn và khiến chúng ta coi mình cao trọng hơn những người khác. Nhưng liệu chúng ta có nghĩ đến lúc chúng ta tạm biệt cõi đời này thì tài sản đó sẽ thuộc về ai? Cuộc sống có thể ví như chiếc lá vậy. Khi sinh ra được xanh non mơn mởn, nhưng đến một ngày nào đó, chiếc lá đã già úa và một làn gió khua nhẹ khiến nó rời khỏi cõi đời. Cuộc sống cũng được xem như là ngọn tre. Từ một măng non nhỏ bé giờ đã trở thành cây tre chạm trời. Thời gian trôi qua không bao giờ lấy lại được nữa. Các nhà khoa học dù làm cho chúng ta quay về quá khứ nhưng nó vẫn chỉ chúng ta chỉ có thể nhìn thấy quá khứ chứ chẳng thể nào thay đổi hiện tại. Nhưng thay vì đó, chúng ta hãy cố gắng sống tốt với mọi người. Chúng ta phải luôn yêu thương, hòa đồng, tha thứ cho mọi người sống quanh ta. Niềm vui đich thực của chúng ta là giúp đỡ mọi người và niềm vui của họ chính là niềm vui đích thực của chúng ta.