Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Nguồn gốc từ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu đất nước, khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân
- Xuất phát từ khát vọng hòa bình cho nhân dân cộng hưởng với vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi
→ Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, tác giả mang lại bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, tươi đẹp
Mấy bài ca dao hc ở học kì 1 lớp 10 ấy ạ, một số bài thôi mọi người giúp mình đi mà...
Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"
1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề
2/ Thân bài
a/ Giải thích nội dung của đề
- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.
- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.
- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.
Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động
b/ Phân tích và chứng minh
*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội
_ Phân tích :
+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.
+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.
_ Chứng minh :
+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)
+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)
+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)
*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .
_ Phân tích
+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.
+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.
+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm
_ Chứng minh :
+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na
+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu
+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).
Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.
3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...
Nguyễn Thanh Tâm đã từng bày tỏ ý kiến của mình: " Thơ .... can". Thực vậy, thường mọi người đều cho rằng tự ở trong lòng, tự ở cái cảm xúc nhà thơ mà ra được "thơ". Nhưng không, thơ thực sự không phải là nội tâm bởi cái tâm trong người ta cũng như tính cách, mà là tính trời sinh thì khó mà sửa thế nên để làm nên thơ nhiều cảm xúc đến vậy không thể nào nhờ nội tâm. Mà chính là nhịp điệu của nội tâm: tức là từng giây từng phút nội tâm ta sẽ chuyển biến một chút. Ví như khi ta thấy một cô gái đẹp, nội tâm chàng trai nọ sẽ lập tức rung động hoặc để ý đến cô gái ấy; hay khi ta thấy một cảnh biệt ly u sầu nội tâm ta sẽ từng chút cảm thấy chua xót đau đớn, hoặc cũng giống như cách nhà thơ Huy Cận cảm thấy được cái đẹp của người dân lao động mà sinh ra thơ. Và Thơ cũng không phải là cảm xúc bởi không thể nào tự nhiên con người ta có cảm xúc đơn giản là buồn, vui,.. liền có thể sinh ra những cái "ngôn từ ý hoạt" ấy. Mà chính thực vì khoảng khắc lóe sáng trên đỉnh cao của cảm xúc mới là sức mạnh thực sự để các nhà thơ đặt bút. Dẫn chứng như bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ Bằng Việt ở trong khoảng khắc trên đỉnh cảm xúc thương nhớ quê, nhớ ngọn lửa, nhớ người bà thân yêu đã tạo ra một áng thơ đầy tình cảm mà rất ý nghĩa. Thể hiện lên một tình thương bà cháu vô cùng cảm động. Thế nên, ta có thể nói rằng thơ chính là từ cuộc sống từ đỉnh cao cảm xúc mà được hình thành. Thơ sinh ra để con người ta hiểu tấm lòng cũng như hiểu nhịp điệu nội tâm, hiểu được những giá trị vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Bởi thế, đúng như Ng Thanh Tâm nói, thơ không bao giờ là chuyện ở ngoài kia mà lại chuyện trong này. Chuyện trong này là gì?. Trong này tức là trong tâm hồn, trong cái cách suy nghĩ, trong từng những sự thân thuộc nhất của con người ta. Trong này là điều vô cùng thân thuộc, là những điều có thể đơn giản hoặc cũng có thể phức tạp. Trong vế tiếp, người cũng đã giảng giải: đó là nơi mọi thứ đã được thâu nhận đầy đủ vào buồng chứa tâm can. Vậy mọi thứ là gì?, ấy tức là đầy đủ những chuyện trên đời, chuyện làm ăn, chuyện sống còn, chuyện đạo lý,... Buồng chứa tâm can chính là một góc nhỏ trong tâm hồn những con người sống hiểu đời hiểu thơ. Thơ chính là thế, thơ tuyệt diệu và ý nghĩa tạo nên những con người sâu sắc để cho thế hệ con người ngày càng phát triển, ngày càng văn minh. Thực tế chứng minh, Bác Hồ chính là nhờ văn, nhờ báo mà một phần tìm ra được con đường cứu nước khi gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp. Ấy thế, người ta vẫn cứ thường nói: "Vũ khí mạnh nhất là tri thức", nhờ văn nhờ thơ mà những lối suy nghĩ không đúng của con người hoàn toàn biến mất. Tóm lại, ý kiến trên là những lời nói rất đúng đắn, rất ý nghĩa, rất sâu sắc và gần như bao quát được "Thơ".