ĐỀ 1I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).Câu 1 (1 đ): Em đã được học những đoạn trích nói...
Đọc tiếp
ĐỀ 1
I.Phần Đọc – hiểu: (3đ) Đọc nhận định sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." (Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960).
Câu 1 (1 đ): Em đã được học những đoạn trích nói về thiên nhiên nào trong Truyện Kiều? Nêu cụ thể.
Câu 2 (1 đ): Theo em nghệ thuật nào thường được sử dụng trong miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du? Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ nghệ thuật đó.
Câu 3 (1 đ): Trong các đoạn trích của Truyện Kiều, em thích nhất câu thơ hay đoạn thơ nào? Vì sao?
II. Phần Làm văn (7đ)
Câu 1 (4đ): Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ nhận định của Nhà phê bình văn học Hoài Thanh về thiên nhiên trong Truyện Kiều ở phần Đọc – hiểu.
Câu 2 (3đ) Chép thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 4 câu miêu tả thiên nhiên trong Truyện Kiều. Nêu vẻ đẹp về cảnh vật có trong đoạn thơ đó.
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2. (5.0 đ) Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).
có nghĩa là:
THIÊN ĐỊA BẤT NHÂN
DĨ VẠN VẬT VI SÔ CẨU
hok tốt nehs
nghĩa việt ấy