Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần Tự luận:
1)Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia những hoạt động nào về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức? Hoạt động nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong những năm học gần đây em đã được tham gia vào các buỏi hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục về cách phòng tránh tai nạn giao thông có chất lượng .Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là các thầy cô hướng dẫn rất nhiệt tình cho em khiến em không còn bối rối với những vấn đề giao thông nữa
2) Em hãy đề xuất một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường mình.
Trả lời:
+ Nhà trường cần tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục và phòng tránh tai nạn giao thông cho học sinh đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ nhà trường cần tạo ra các sân chơi giúp cho học sinh hiểu thêm về các biển báo và luật an toàn giao thông .
~Nếu đồng ý với ý kiến của mk thì hãy tặng mk 1 k V và kb với mk nha!!!~~~Cảm ơn nha!!~~~
# Miyano-san #
1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như
- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông
- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông
- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn
- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..
Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán
2.
- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng
- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân
- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.
chúc bạn học tốt
MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên. KB: Ngôi trường này, sẽ mãi là ngôi nhà thứ hai của chính em và những thế hệ người đã từng là học sinh ở đây. Nơi đã từng ghi dấu nhiều kỉ niệm - vui, buồn của chúng em; vẫn mãi trong kí ức này, một ngôi trường đã cho em những điều mà em cần phải biết - ngôi trường thân yêu
Thứ nhất, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT;
Thứ hai, phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;
Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhìn vào thực tế hiện nay, khi chúng ta có thể thấy một bộ phận học sinh, sinh viên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông, không có giấy phép lái xe …; một số còn đi xe máy, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm;..., khi tan trường, học sinh đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, thậm chí chở ba, chở bốn, lạng lách, đánh võng; vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại…;thậm trí có những thái độ thiếu văn hóa đối với những người tham gia giao thông.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi đi trên vạch đường dành cho người đi bộ bảo đảm ATGT.
Ảnh: Sơn Ngọc
Nhằm hạn chế, khắc phục hiện tượng trên, thiết nghĩ các cấp nhà trường, học sinh hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những hành động cụ thể.
Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông; không lạng lách, đánh võng,đùa giỡn khi thma gia giao thông...
Đối với nhà trường giáo dục hơn nữa cho học sinh nắm bắt được tốt các kỹ năng sống, kỹ năng về ATGT, gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh, nhất là học sinh THPT, sinh viên tránh những hành vi gây nguy hiểm cho mình và cho những người xung quanh, để các em chính là những người tuyên truyền ATGT cho mọi người.
ATGT không những ở đường phố, mà còn ở ngay trong trường học; các nhà trường chủ động phối hợp với các ngành chức năng và địa phương phát động các phong trào thi đua về ATGT, tổ chức các cuộc thi về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để học sinh nâng cao ý thức, chuyển biến thành hành vi thiết thực nhất về ATGT, biết tự bảo vệ mình và những người xung quanh, tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu để góp phần giảm thiểu TNGT, thực hiện chuẩn mực “Văn hóa giao thông” ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi..
Để làm sáng tỏ luận điểm: " Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu" có thể đưa ra các luận cứ sau:
- Mục đích của văn giải thích là để giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề nào đó.
- Nếu viết không dễ hiểu, người đọc từ chỗ khó tiếp nhận lời văn lại càng khó để hiểu người viết muốn trình bày.
- Khi viết cần thể hiện rành mạch, giản dị, tránh lối dùng từ cầu kì, có những cấu trúc phức tạp, cản trở quá trình tri nhận.
- Ngoài ra, khi viết phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận để sử dụng ngôn ngữ hợp lý và đạt hiệu quả cao.
→ Các luận cứ trên phải được trình bày theo một trình tự hợp lý, từ giải thích khái niệm đến sử dụng biện pháp nêu vấn đề, tiếp đó là đưa ra luận cứ chính.
Bài làm 1:
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Bài làm 2:
Tai nạn giao thông là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông hàng ngày. Trong khi đó, ở Việt Nam, số lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông và tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông trên 100 000 người dân cao hơn mức trung bình của thế giới (thế giới: 18 người, Việt Nam 24 người - Báo cáo thống kê của Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan UMTRI Mỹ).
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người, trung bình mỗi ngày có 26 người chết và 81 người bị thương vì tai nạn giao thông trên toàn quốc. Trong những tháng đầu năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 10.772 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.928 người, bị thương 10.556 người.
Hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là sự mất mát về tính mạng con người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn vấn đề kinh tế. Đặc biệt, đó là hậu quả mà bản thân người bị tai nạn gánh chịu khi không thể trở lại là những lành lặn bình thường mà trở thành phế nhân. Những hậu quả trên cho thấy tai nạn giao thông hiện nay là mối nguy hiểm khôn cùng, là kẻ thù vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người tham gia giao thông.
Vậy vấn đề đặt ra là tại sao tai nạn giao thông ở đất nước chúng ta lại xẩy ra nhiều với số người chết và bị thương cao đến vậy?
Lý do có thể kể ra rất nhiều: hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng phương tiện giao thông không đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật, ý thức chấp hành luật giao thông và ý thức tham gia giao thông của người dân còn thấp... Song chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân từ phía con người.
Khi tham gia giao thông, bản thân mỗi người chủ phương tiện phải có trách nhiệm với an toàn của mình và của những người tham gia giao thông khác. Song, trên thực tế, tình trạng người uống rượu bia vẫn tham giao thông; trẻ em chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông trái quy định của pháp luật; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành luật giao thông... đấy là sự kém ý thức của người tham gia giao thông. Còn về phía những người có trách nhiệm liên quan như cảnh sát giao thông, thanh tra đô thị, kiểm định chất lượng phương tiện vẫn còn tồn tại hiện tượng tiêu cực. Đấy là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Vậy, để giảm thiệu được tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông cần phải thực hiện nhiều biện pháp có tính hệ thống và lâu dài, trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang có nhiều chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông song để hoạt động tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao cần phải nhấn mạnh những khâu sau:
Thứ nhất: giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập.
Thứ hai: tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mỗi người đều tham gia ở ít nhất một tổ chức, có thể là ở địa phương, ở nơi làm việc, có thể là ở trường học, là các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm... chính ở những tổ chức này, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông phải được triển khai và phải làm nghiêm túc để các thành viên của mình được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của mỗi người.
Thứ ba: công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương pháp khoa học để có hiệu quả cao. Hiện nay, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói chưa đủ sức thuyết phục, trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông. Những tư liệu đó khi tác động vào trực quan của con người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của mỗi người. Thực tế, nhiều người khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy các vụ tai nạn giao thông trên báo chí, truyền thông đã bị ám ảnh rất lâu, điều đó cũng đã có sự tác động lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ. Do vậy, trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông, nên đưa ra các hình ảnh, các số liệu cho người nghe biết.
Thứ tư: sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Ngày nay, giới trẻ sử dụng các trang mạng xã hội ngày càng nhiều, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn... sẽ được giới trẻ đón nhận và phản hồi rất tích cực.
Thứ năm: phải thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông. Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra đô thị, những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan. Không để xẩy ra những tình trạng tiêu cực như thời gian qua.
Thứ sáu: có sự quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý; nâng cấp hệ thống trang thiết bị biển báo, đèn tín hiệu... đảm bảo đúng kỹ thuật; áp dụng các công nghệ quản lý, giám sát người tham gia giao thông mà các quốc gia khác đã làm có hiệu quả...
Ở trường Chính trị Nghệ An, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường cũng như học viên đã được quá triệt và thực hiện nghiêm túc.
Đối với cán bộ, nhân viên nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thanh niên, ban nữ công, sinh hoạt chính trị, đoàn thể toàn thể cơ quan luôn được lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn. Quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông và nâng cao ý thức an toàn giao thông.
Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông qua các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền vận động như: lồng ghép nội dung này vào bài giảng trong các buổi lên lớp; tổ chức tuyên truyền giáo dục tập trung cho học viên trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chi bộ. Đồng thời mỗi cán bộ, nhân viên của Trường Chính trị Nghệ An luôn nâng cao ý thức gương mẫu chấp hành luật giao thông, tham gia giao thông an toàn.
Đối với học viên tại Trường Chính trị Nghệ An, là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc nguồn lãnh đạo quản lý ở các sở ban ngành, các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ đoàn thể... với vai trò, vị trí của mình, học viên được đội ngũ giảng viên vận động phải đi đầu gương mẫu trong quá trình tham gia giao thông. Đồng thời, tại cơ quan đơn vị của mình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông bằng nhiều hình thức, nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông của nhân viên, người lao động, hội viên của cơ quan đơn vị mình. Mặt khác, gương mẫu chấp hành luật giao thông, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi người dân để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.