Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tính khử tăng chứ bạn :v nhóm halogen thì tính oxi hóa giảm thôi chứ tính khử tăng
trong nhóm halogen thì tính oxi hóa giảm: mạnh nhất là flo yếu nhất là iot
Từ HF ---> HI tính axit tăng dần.
Lý do:
-Từ F ---> I bán kính nguyên tử tăng dần. Xét quá trình phân ly tạo ra ion H+ của các axit HX ( X = halogen ): HX ---> H+ + X-- Từ HF ---> HI do bán kính halogen tăng dần nên độ bền liên kết H-X kém bền dần, dễ đứt ra theo kiểu dị li để tạo ra cation và anion.
- Các anion tương ứng X- được tạo ra theo thứ tự từ F- ---> I- có độ bền tăng dần do mật độ điện tích âm được giải tỏa rộng hơn .=> Kết luận cuối cùng về thứ tự tăng dần tính axit.
- Có thể có ai đó còn thắc mắc là tại sao flo có độ âm điện rất cao do vật liên kết H-F sẽ rất phân cực và khả năng phân ly ra ion hiđroni của HF phải rất cao => tính axit của nó phải mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chính vì có độ âm điện cao và bán kính bé nên H-F tồn tại ở dạng polyme mạch thẳng do tạo liên kết hiđro :-(-- H-F --- H-F --- H-F --)- ở đây kí hiệu "---" là chỉ liên kết hiđro. Liên kết hiđro sẽ làm cho nguyên tử H bị giữ chặt hơn và việc tách ion hiđroni H+ ra sẽ khó khăn hơn => tính axit của HF không cao. Nếu xét sâu hơn ta sẽ còn thấy các ảnh hưởng của dung môi , tuy nhiên trong box PT này không nên nói quá nhiều về vấn đề này. (Nếu bạn nào còn muốn tham khảo thêm thì có thể tìm kiếm thông tin ở một số diễn đàn Hóa học lớn như Olympiavn.org hoặc Chemvn.net)
CM tính khử của các halogen tăng dần theo thứ tự: HF → HCl → HBr → HI.
-Ta có thể dùng pư của axit halagenua với H2SO4 đặc, xem các sản phẩm để KĐ tính khử mạnh hay yếu.
-Hoặc ta có thể dùng các pư sau:Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2.Br2 + 2HI → 2HBr + I2. Qua các pư trên cho ta thấy Br2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2; HI có tính khử mạnh hơn HBr.
- Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2; HBr có tính khử mạnh hơn HCl.(do : chất khử mạnh hơn bị oxi hóa thành chất khử yếu hơn và chất oxi hóa mạnh hơn bị khử thành chất oxi hóa yếu hơn). Và theo tính chất bắc cầu, ta có: Cl2 > Br2 > I2 (xét về tính oxi hóa)HI > HBr > HCl (xét theo tính khử)Ngoài ra ta còn có thể so sánh giữa F2 và các halogen khác: F2 có tính oxi hóa rất mạnh, nó phân hủy nước ở nhiệt độ thường tạo thành HF và O2. (điều này các halogen khác không làm được)HF là 1 axit yếu, nó phân li không hoàn toàn trong dd, và để CM nó yếu hơn HCl hay HBr, HI thì ta có thể cho nó t/d với 1 kim loại như Al chẳng hạn.
Nguồn: internet :v
Cho các phát biểu sau
(1) Dãy HF, HCl, HBr, HI: độ bền tăng dần, tính axit và tính khử tăng dần.
(2) HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt ăn mòn thủy tinh.
(3) Phản ứng: NaX (tt) + H2SO4 đặc
NaHSO4 + Y(khí), Y gồm HCl, HBr, HI và HF.
(4) Các muối AgX đều là chất kết tủa (X là halogen).
(5) Không thể bảo quản axit HF trong chai, lo bằng thủy tinh.
(6) Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: tính phi kim (tính oxy hóa) giảm dần còn tính khử tăng dần.
(7) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế clo bằng cách cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,…
(8) Trong công nghiệp, điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch natri clorua NaCl bão hòa (không có màng ngăn) .
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D.5
Chọn đáp án B
1. Đúng.
2. Sai.HF là axit rất yếu.Ăn mòn thủy tinh là tính chất riêng có.
3. Sai.Tính khử và tính axit tăng dần
4. Sai điều chế bằng điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
5. Sai HClO là axit rất yếu
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(1). Dung dịch 5% iot trong etanol dùng làm thuốc sát trùng vết thương.✔
(2). Dãy axit HF, HCl, HBr, HI được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần.✖
(3). Khí oxi và ozon đều là chất oxi hoá mạnh, tính oxi hoá của khí ozon mạnh hơn khí oxi.✔
(4). Khí clo, khí oxi và khí ozon đều được dùng để diêt trùng nước sinh hoạt.✖
(5). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch chứa NaF, NaCl thu được hai chất kết tủa .✖
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 20,8. Phần trăm theo thể tích ozon và oxi trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 60% và 40%. B. 30% và 70%. C. 35% và 65%. D. 40% và 60%.
Câu 26: Cho 19,3 gam bột hỗn hợp Fe và Al đun nóng với S dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,1 gam hỗn hợp muối. Thành phần % theo số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,00%. B. 67,47%. C. 45,00% D. 40,00%
Đáp án: \(58,03\%\)
1.Trong các hiđrohalogenua, tính khử tăng theo thứ tự sau:
a) HF<HCl<HBr<HI
b) HCL<HI<HBR<HF
c) HF<HBR<HCL<HI
d) HI< HBr<HCL<HF
2) A
Do nguyên tử I có bán kính lớn nhất trong các halogen nên liên kết H-I là dài nhất trong các liên kết H-X của hidro halogenua \(\rightarrow\) Liên kết dễ bị phá vỡ nhất vì vùng xen phủ ở xa hạt nhân nhất\(\rightarrow\) H trong HI dễ dàng bị tách ra tạo ion H+. Vậy HI có tính axit mạnh nhất.
3) D
Trong nhóm halogen, flo có độ âm điện lớn nhất nên dễ dàng hút e về phía mình tạo ion F-. Vậy F2 có tính oxh lớn nhất.
Chọn đáp án A
(1) Trong nhóm halogen, tính phi kim và độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
Đúng.Theo SGK lớp 10.
(2) Các halogen đều có các trạng thái oxi hóa -1, 0, +1, +3,+5, +7.
Sai.Flo chỉ có -1 và 0
(3) Các halogen đều có tính oxi hóa mạnh, chúng phản ứng được với hầu hết kim loại, với hiđro và nhiều hợp chất.
Đúng.Theo SGK lớp 10
(4) Trong dãy axit không chứa oxi của halogen từ HF đến HI tính axit và tính khử tăng dần.
Sai.Tính khử và tính axit giảm dần
(5) Cho các dung dịch muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 đều thu được kết tủa AgX.
Sai.AgF là chất tan
Câu 1: Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là:
A. HF
B. HCl
C. HBr
D. HI
Giải thích: Tính khử, tính axit tăng dần theo thứ tự: HF < HCl < HBr < HI
Câu 2: Nung 8,1gam bột nhôm với 38,1gam iot , biết hiệu suất phản ứng là 80%. Lượng Iotua nhôm thu được là :
A. 81,6g
B. 97,92g
C. 65,28g
D. 102g
Giải thích:
\(n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3\left(mol\right)\); \(n_{I_2}=\dfrac{38,1}{254}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: 2Al + 3I2 --H2O--> 2AlI3
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,3}{2}>\dfrac{0,15}{3}\) => Hiệu suất tính theo I2
\(n_{I_2\left(pư\right)}=\dfrac{0,15.80}{100}=0,12\left(mol\right)\)
PTHH: 2Al + 3I2 --H2O--> 2AlI3
0,12------->0,08
=> mAlI3 = 0,08.408 = 32,64 (g)
=> Không có đáp án thỏa mãn
Câu 3: Khi sục chất khí nào sau đây vào dung dịch KI có hồ tinh bột thì sau phản ứng dung dịch có màu xanh:
A. Cl2
B. O3
C. O2
D. Cl2, O3
Giải thích:
2KI + Cl2 --> 2KCl + I2
2KI + O3 + H2O --> 2KOH + I2 + O2
I2 làm xanh dd hồ tinh bột
Câu 4: Cho NaI rắn vào bình dung dịch H2SO4đđ nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thêm vài giọt hồ tinh bột vào bình phản ứng thì dung dịch sẽ có màu:
A. Nâu
B. Đỏ
C. Tím
D. Xanh
2NaI + 2H2SO4 --> Na2SO4 + SO2 + I2 + 2H2O
I2 làm xanh dd hồ tinh bột
Câu 5: Tính oxi hóa của Br2:
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.
B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.
D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.
Giải thích: Tính oxh tăng dần theo thứ tự: I2 < Br2 < Cl2 < F2
Câu 6: Trong phản ứng hóa học sau, Brom đóng vai trò là SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
A. Chất khử.
B.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
C.Chất oxi hóa.
D.Không là chất oxi hóa không là chất khử.
Giả thích: Br0 bị khử xuống Br-1 => Br2 là chất oxh
Câu 7: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Brom là:
A. SO2.
B. CO2.
C. O2.
D. HCl.
Giải thích: SO2 + Br2 + 2H2O --> 2HBr + H2SO4
Câu 8: Đổ dd chứa 1 g HBr vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu: A
. Màu đỏ.
B. Màu xanh.
C. Không màu.
D. Màu tím.
Giải thích:
\(n_{HBr}=\dfrac{1}{81}\left(mol\right)\); \(n_{NaOH}=\dfrac{1}{40}=0,025\left(mol\right)\)
PTHH: NaOH + HBr --> NaBr + H2O
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{\dfrac{1}{81}}{1}< \dfrac{0,025}{1}\) => NaOH dư => QT chuyển xanh
Câu 9: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0.200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0.376 g kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là:
A. CaF2.
B. CaCl2.
C. CaBr2.
D. CaI2.
Giải thích:
nCaX2 = \(\dfrac{0,2}{40+2.M_X}\) (mol)
=> nAgX = \(\dfrac{0,2}{20+M_X}\) (mol)
=> \(M_{AgX}=\dfrac{0,376}{\dfrac{0,2}{20+M_X}}=1,88\left(20+M_X\right)\)
=> MX = 80 (g/mol)
=> X là Br
=> CTHH: CaBr2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.
Giải thích: B sai do Flo chỉ có số oxi hóa là -1
Câu 1: Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là:
A. HF
B. HCl
C. HBr
D. HI
Câu 2: Nung 8,1gam bột nhôm với 38,1gam iot , biết hiệu suất phản ứng là 80%. Lượng Iotua nhôm thu được là :
A. 81,6g
B. 97,92g
C. 65,28g
D. 102g
Câu 3: Khi sục chất khí nào sau đây vào dung dịch KI có hồ tinh bột thì sau phản ứng dung dịch có màu xanh:
A. Cl2
B. O3
C. O2
D. Cl2, O3
Câu 4: Cho NaI rắn vào bình dung dịch H2SO4đđ nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thêm vài giọt hồ tinh bột vào bình phản ứng thì dung dịch sẽ có màu:
A. Nâu
B. Đỏ
C. Tím
D. Xanh
Câu 5: Tính oxi hóa của Br2:
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.
B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.
D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.
Câu 6: Trong phản ứng hóa học sau, Brom đóng vai trò là SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
A. Chất khử.
B.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
C.Chất oxi hóa.
D.Không là chất oxi hóa không là chất khử.
Câu 7: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Brom là:
A. SO2.
B. CO2.
C. O2.
D. HCl.
Câu 8: Đổ dd chứa 1 g HBr vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu: A
. Màu đỏ.
B. Màu xanh.
C. Không màu.
D. Màu tím.
Câu 9: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0.200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0.376 g kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là:
A. CaF2.
B. CaCl2.
C. CaBr2.
D. CaI2.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.
Dãy các axit HX từ HF đến HI thì tính khử và tính axit tăng dần