K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

Này là hoàn toàn cần thiết vì thế hệ trẻ - giao thoa nhiều giữa thế hệ cha ông với thế hệ mai sau, cần được tiếp cận, giới thiệu và tìm hiểu kĩ để có thể giữ gìn, lĩnh hội và phát huy, biến tấu đa dạng hơn, tiếp cận nhiều nền văn minh văn hoá thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, vì:

+ Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.

+ Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam. 

5 tháng 2 2023

- Địa phương em có hội Gióng, lễ hội đền Bà Tấm, lễ hội đền Nguyên phi Ỷ Lan.

- Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách tham gia có văn hóa, ủng hộ lễ hội, chương trình, tuyên truyền mọi người tham gia một cách văn minh lịch sự.

 

12 tháng 3 2023

địa phương em có lễ hội lồng tồng ATK định hóa

em góp phần giữ gìn và phát huy truyện thống bằng cách tham gia các hoạt động truyền thống, tự hào về lễ hội truyền thống và khuyến khích mọi người phát huy truyền thống lễ hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Ví dụ: 

- Truyền thống quan họ ở Bắc Ninh.

- Hiện nay, ở Bắc Ninh vào dịp đầu xuân mỗi năm đều tổ chức Hội Lim, nhằm giữ gìn phát huy truyền thống quan họ ở đây. 

- Việc giữ gìn phát huy truyền thống này có khó không, khi mà nhiều loại nhạc trẻ ra đời? 

3 tháng 2 2023

Học sinh tuy chưa biết nhiều về những nghề truyền thông nhưng chắc chắn một khi biết đến thì đều cảm thấy tự hào. Vì thế học sinh cần được tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn với các làng nghề truyền thống, từ đó vun đắp tình yêu các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, sản phẩm và nghệ nhân làm ra nó. Nếu được hãy học hỏi và suy nghĩ cách gìn giữ, duy trì nó trong tương lai, nhân rộng ra cả tỉnh thành, cả nước và với bạn bè toàn thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…

- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.

- Nghề truyền thống có vai trò  đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…

- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.

3 tháng 2 2023

Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...

3 tháng 2 2023

Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

10 tháng 11 2021

undefinedundefined;-; đừng nhìn hình vẽ ạ

8 tháng 3 2022

Tham khảo :

- Vì giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng học giúp ta có thêm kinh nghiệm , sức mạnh trong cuộc sống , góp phần làm phong phú truyền thống , bản sắc dân tộc Việt Nam

-  Quảng bá với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mình.

- Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.

- Luôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu.

5 tháng 2 2023
 

Ý nghĩa và tác dụng của những việc làm trên là:

- Truyền lại nghề truyền thống cho các thế hệ nối tiếp: giúp duy trì và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một.

- Khuyến khích cộng đồng trong nước sử dụng làng nghề truyền thống: bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hoá dân tộc.

- Giới thiệu sản phẩm truyền thống tới nhiều nước trên thế giới: giúp quảng bá những nét văn hoá của dân tộc với thế giới.