Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có thể tham khảo dàn ý rồi viết theo ý của mình:
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
Nghệ thuật:
- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.
=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.
Đáp án cần chọn là: A
Hình tượng Người trong bao – nhân vật Bê-li-cốp
Chân dung Bê-li-cốp: kì quái, khác người
+ Cách ăn mặc, phục sức
+ Tất cả đều cho vào trong bao, mang bao: giày, ủng, kính, ô...
+ Cố giấu ý nghĩ vào trong bao
+ Không dám to tiếng, có ý kiến
Tính cách Bê-li-cốp:
- Khái quát khát vọng: thu mình trong vỏ bọc, ngăn cách với những tác động bên ngoài
- Sống với mọi người, trong một môi trường xã hội, khát vọng ấy thêm phần khó hiểu, lập dị
- Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ
- Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như chiếc máy
- Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè...
→ Nhân vật cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ, hèn nhát, cô độc, giáo điều
- Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần, lối sống của mọi người
Đây là nhân vật điển hình cho xã hội, là hiện tượng đang tồn tại trong bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX, đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa nước Nga cuối thế kỉ XIX
Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:
+ Liên “buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố chờ chuyến tàu đêm, An dặn chị gọi dậy khi có đoàn tàu đi qua
+ Hai chị em cố thức không phải để bán hàng mà “muốn được nhìn chuyến tàu”
+ Con tàu với chị em Liên chính là thế giới khác
- Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo trình tự thời gian, tâm trạng chờ mong của nhân vật Liên và An
- Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với người dân phố huyện nghèo khổ:
+ Biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng
+ Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc
+ Người dân phố huyện chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đi qua
⇒ Thông qua tâm trạng đợi tàu của Liên tác giả muốn lay tỉnh những con người đang sống nhàm chán, quẩn quanh
tham khảo
a) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhằm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ băng cách bỏ giới từ “qua” ở đầu câu.
b) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhằm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc thêm chủ ngữ mới (xã hội / thế giới) vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “trong” ở đầu câu.
c) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc thêm chủ ngữ mới (Nam Cao) vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “với” ở đầu câu.
d) Dạng lỗi: câu thiếu chủ ngữ
– Nguyên nhân lỗi: nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu.
– Sửa lỗi: hoặc bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ hoặc thêm chủ ngữ mới vào sau ngay thành phần trạng ngữ; hoặc biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ giới từ “từ” ở đầu câu.
Câu | Dạng lỗi | Nguyên nhân lỗi | Sửa lỗi |
a | Câu thiếu chủ ngữ | Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu | - Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao…. - Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao cho ta thấy…. - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ chữ “Qua” ở đầu câu. |
b | Câu thiếu chủ ngữ | Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu | - Thêm chủ ngữ mới “xã hội/ thế giới” vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xã hội/thế giới đã tạo nên một hệ công dân…. - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “trong” ở đầu câu. - Thêm chủ ngữ mới cho câu bằng cách sắp xếp lại trật tự từ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một hệ công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại đã được tạo ra. |
c | Câu thiếu chủ ngữ | Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu | - Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã thâu tóm… - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Với” ở đầu câu. |
d | Câu thiếu chủ ngữ | Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu | - Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Từ những ví dụ vừa dẫn, Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca…. - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “Từ” ở đầu câu. |
ð Đáp án: E
Cảnh chợ tàn được miêu tả qua các chi tiết:
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”
- “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chọ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh bất cứ thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”
Những kiếp người tàn nơi phố huyện được miêu tả chân thực:
- Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, thắp ngọn đèn dầu leo lét (cũng chả kiếm được bao nhiêu)
- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng
- Bà cụ Thi điên nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma
- Chị em Liên được miêu tả kĩ hơn:
+ Thầy Liên mất việc, gia đình phải chuyển về quê, mẹ Liên dọn cửa hàng tạp hóa để hai chị em bán thêm
+ Liên thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ về gánh phở của bác Siêu như món quà xa xỉ
+ Cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên
⇒ Tất cả chung sự buồn chán, mệt mỏi, cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh đáng xót thương
Mặc dù thế họ vẫn hi vọng dù rất mơ hồ rằng cuộc sống của họ có sự thay đổi, niềm xót thương của tác giả dâng lên thể hiện kín đáo