Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển).
- Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng).
2. Thân bài:
* Tả cảnh mặt trời mọc:
+Trước khi mọc:
- Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng...
+Lúc đang mọc:
- Phía đông, bầu trời màu trắng chuyển dần sang hồng. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lổ màu lòng đỏ trứng gà.
+Sau khi mọc:
- Mặt trời giống một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh...
- Bầu trời quang đãng, gió sớm trong lành.
- Mặt biển mênh mông, lấp lánh...
- Sóng biển nhấp nhô, những con thuyền chuẩn bị ra khơi...
3. Kết bài:
* Cảm tưởng của em:
- Vô cùng thích thú.
- Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh lộng lẫy, Để lại ấn tượng khó quên.
Lúc mặt trời đã nhô lên hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.
Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.
Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu.
Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.
“Lạnh quá!” Tôi giật mình khi nghe tiếng mẹ kêu nên vội vàng cời lại cái liễn đựng than, thổi phù phù cho liễn than hoa hồng lên rồi lại thở dài dựa vào tường. Cái liễn đã nóng, chiếc nắp đồng đậy ở trên hừng hực những lửa, ánh lên một màu đỏ quạch và hơi xỉn. Tôi hơ tay qua trên lửa, xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi xách cái liễn đặt đến gần giường mẹ. Gian buồng sáng lên và ấm màu lửa, mẹ cũng không trở mình nữa, chắc đã bớt sốt. Tôi dém lại chăn cho mẹ, lặng lẽ bước đến bên cửa sổ… ngoài kia, mùa đông giá rét đang ngự trị.
Bố tôi bảo chưa có mùa đông nào lạnh ghê gớm như năm nay. Quả thật, mấy ngày nay không gian chỉ toàn màu xám xịt. Gió cuộn thành từng luồng bàng bạc, cuốn theo bao nhiêu là đất, bụi và iá vụn đã queo quắt màu nâu xỉn. Con đường làng phía xa lấp ló trong sương mù. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng cành cây gãy răng rắc.
Một cơn gió lùa qua khe cửa mang thêm cái lạnh giá khiến tôi rùng mình dù đã mặc áo ấm và đang đứng trong nhà. Thường những đêm mùa đông, tôi nghe thấy nhiều tiếng động. Đó là tiếng giàn mướp xác xơ, cành quắt lại vỗ vào cọc, là tiếng chân người khách bộ hành đi ngoài đường giẫm lên lá khô giòn tan, là tiếng tranh trên mái nhà bị gió khua chạm vào nhau ràn rạt, là tiếng đứa trẻ hàng xóm khóc vì lạnh. Tôi gọi đó âm thanh mùa đông.
Đã hơn sáu giờ sáng, tôi lấy chiếc khăn len dài quấn quanh cổ và đi ra ngoài. Trời sáng hẳn nhưng vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời. Hơi nước vẫn còn đọng trên các lá cây ướt lạnh. Vậy mà bố tôi đã đi ra đồng từ lúc nào. Tôi lấy thóc cho lũ gà ăn và bỏ thêm ít rơm khô vào ổ cho con gà mái ấp. Rồi tôi đi quét dọn sân và ngõ. Sau mấy phút lao động, tôi cảm thấy nóng người lên. Đứng ở ngõ mà nhìn ra xa, mới thấy được toàn cảnh quê tôi. Những mái nhà tranh nấp dưới lũy tre xanh. Đôi nóc nhà có dòng khói lặng lẽ bay lên. như cố xua đi những cơn gió lạnh. Phía xa là cánh đồng loáng thoáng đám xanh đám nâu. Đám xanh là chỗ ươm mạ còn đám nâu là mảnh ruộng đang chờ được cấy. Con đường từ làng ra đồng có rặng phi lao xanh mướt giờ cùng ngả lướt theo chiều giổ. Ngoài đồng giờ chắc lạnh và nhiều gió lắm. Tự nhiên tôi thấy chán mùa đông vì cái lạnh của nó làm đôi chân bố tôi tím bầm mỗi khi bố ở đồng về. Và nó cũng là nguyên nhân làm mẹ tôi ốm. Ngày hôm kia mẹ đã bị cảm lạnh khi đi cấy.
Nhưng dù sao mùa đông cũng là một mùa đem lại cho con người nhiều cảm xúc. Dù không thích mùa đông nhưng tôi vẫn muốn có mùa đông và có đủ cả bốn mùa trong năm. Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện xua tan đi những giá lạnh.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
b. Tả cảnh mặt trời mọc:
Tảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc.
Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh.
Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm.
Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc.
Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao.
Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng.
Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa.
Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát.
Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước…
Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp!
Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!
Viết một bài văn tả :
a, Cạnh dòng sông
b, Cảnh mặt trời mọc
Ai tự làm 1...0 tick luôn
Hứa làm lớp 6 nhé
a.
Mùa hè đến cũng là lúc chúng em tay xếp sách vở để đón cái thời tiết nóng nầm, tươi mát của lúc lập hạ. Em cũng tìm về dòng sông Thơm quê ngoại. Sông Thơm đến với em không phải từ các trò tinh nghịch mà nó cứ rười rượi trong lòng một phong cảnh nên thơ.
Chiếc xuồng đưa em trôi nhẹ theo dòng nước, một vài chiếc thuyền cây bé tí cứ dềnh lên lắc lư khi có một con sóng nhỏ chạy vào bờ, một vài bè lục bình lững đững trôi chậm chạp ngỡ như cả giang sơn trong nước này là của riềng chúng. Khung trời dường như thu nhỏ từ đằng xa. Nó như trùm kín cả hai vệt bờ sông xanh thẫm và chỉ đề ngõ một con đường loang loáng hun hút chạy thẳng lên trời. Càng gần bờ, cảnh trời nước hiện lên rõ mồn một. Trời cao vời vợi, hai vệt xanh thẫm bây giờ là những rặng dừa nước liên tiếp nhau, xen kẽ giữa những khóm bần đang nghiêng mình làm dáng làm duyên… Những tàu dừa nước như những ngón tay ngọc ngà của các cung nữ thủy tề đang múa những ngón tay của mình vào cây đàn tưởng tượng mênh mông của trời đất. Tiếng đàn nghe cứ vi vu, vi vu xào xạc, xào xạc thật êm tai.
Dường như con thuyền đã đổi hướng, khung cảnh hai bên bờ tiếp cận lại gần mắt tôi hơn. Xum xuê là những cây trái ăn quả, những cây xoài nặng trĩu bế lũ con mập mạp những cây mận treo giữa trời cơ man là những chiếc đèn lồng đỏ chót… Có tiếng bìm bịp kêu nước ròng. Dòng sông như đưa tôi lạc vào hoang dã. Thuyền cứ trôi, cứ trôi, thấp thoáng trong khóm bần từ từ hiện lên một ngôi nhà kiên cố, xung quanh nhà là những loại cây đã lâu năm, tán của chúng rộng lớn, bao trùm cả một khoảng trời, và dưới bãi bùn một lớp lũy lởm chởm trông thật đáng sợ. Y như đây là một căn cứ của những tu sĩ xa lánh cõi trần không muốn ai biết tói mình.
Nước ròng hẳn, để lại bãi bồi, hai bên bờ thấp thoáng những người tháo đăng và bắt ốc hút. Nước sông trở nên đục ngầu. Có lẽ bao nhiêu nước trong đã chảy về trời để đợi con nước lớn tiếp tục mang phù sa xuống trần gian bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, cho hàng dừa nước mải mê ca bài sự sống.
Con sông thôn dã quê em thật đáng yêu. Em cứ muốn hè nào cũng được về với ngoại. Giấc ngủ sau một ngày lênh đênh trên sông nước nó cứ bồng bềnh, bồng bềnh. Những màu xanh, màu đỏ của lá, của trái cây ru em vào mộng…
Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ mà tuổi thơ em đã tắm mát, nô đùa mãi không biết chán. Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn tàu ra khơi đánh cá. Từng đợt sóng nhấp nhô chạm vào mạn thuyền như lời người mẹ vỗ về trước lúc con đi. Rồi những chiều khoang tàu đầy ắp cá, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón thuyền về. Ngày ngày, từ các con rạch chằng chịt này, những ghe xuồng chở đầy trái cây, tôm cá nổ máy lao nhanh về phía chợ và những chiếc xà lan trĩu nặng cát đá cũng chầm chậm tìm về bến cảng đề xây dựng quê em ngày một giàu đẹp hơn.
Mỗi chiều em thường ra sông nô đùa, tắm mát. Nhìn những dòng nước chảy vào những con rạch nhỏ, em thầm nghĩ: “Sông ơi. Hãy mang nước về tận nẻo làng xa để tắm mát cho ruộng lúa, cho vườn cây quê em, sông nhé!”.
a) Tả dòng sông:
Con sông Trà Khúc chảy ven thành phố quê. em. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Sông và em thân thiết từ lâu lắm.
Lòng sông rộng mênh mông, nước sông thường xanh biêng biếc và lặng lờ theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất vào những ngày hè.
Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong dưới ánh ban mai. Mặt Trời lên cao, nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng. Sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào của cô thiếu nữ. Sông in bóng những tòa nhà nguy nga, diễm lệ. Sông vang vọng âm thanh nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông, hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong, chim chóc đua nhau ca hót như đón chào ngày mới.
Trưa về, sông trầm tư dưới nắng trời oi ả, nhưng nó cũng thật đẹp với chiếc áo the xanh duyên dáng của mình. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lờ theo dòng chảy. Thỉnh thoảng, những chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước ngọt lành.
Buổi chiều, sông lại rạng rỡ với chiếc áo vàng lung linh của trời chiều ngả bóng. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng rồi trôi dạt về một phương, mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra, soi mình xuống mặt nước mênh mông. Trên bãi cát phẳng chạy dài ven sông, trẻ em chạy nhảy tung tăng, những người ngồi hóng mát, trò chuyện thật vui.
Tối đến, khi vầng trăng lưng linh tỏa sáng, gió đưa mảy đến, mặt nước sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy lại lấp lánh vầng trăng và muôn ngàn ánh sao đêm. Sông tĩnh mịch, bờ sông như dài thêm ra dưới những bãi ngô xanh sẫm một màu. Nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đó đây, từng đàn cá thài bai đăm đắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ.
Ôi, đẹp quá đi! Con sông của quê hương em. Sông làm cho phong cảnh thành phố ven sông thêm tươi đẹp, làng quê càng duyên dáng, nên thơ. Em ước mong dòng sông quê hương em mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, trẻ trung.
b) Cảnh mặt trời mọc:
Tảng sáng ngày hôm nay, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc lên từ phía bên kia những cao ốc.
Bước ra khỏi phòng, đứng hít thở cái không khí trong lành của buổi sớm mai mát mẻ và tĩnh lặng, tôi như nghe được âm thanh của những ngọn gió sớm đang nô giỡn sau những chậu cây, nghe được tiếng bước chân xô đẩy của những tia nắng mặt trời đang hối thúc xếp hàng để toả sáng, và như nghe được nhịp đập đều của trái tim mình trong buổi bình minh.
Mặt trời vươn cái đầu của mình lên từ phía đằng xa xa, phía những ngôi nhà thấp lè tè bên dòng kênh Nhiêu Lộc nằm đối lập với những cao ốc đang xây dựng chọc thẳng lên bầu trời còn đang nhuộm một màu chàm.
Bị thời gian đánh thức, những tia nắng sớm còn ngái ngủ rón rén bò lên những nóc ngôi nhà thấp chủm đằng xa, rồi cựa mình chạy nhảy qua những thân cây sao cao vút, rồi tỉnh giấc leo trèo lên những bức tường kiếng khổng lồ của những building sáng lóa, và rồi reo hò sung sướng để chiếu sáng lòa cả một vầng trời từ phía xa xa của Sàigòn đang chập chờn tỉnh giấc.
Tôi đứng nhìn về sự chuyển dịch của thời gian đó, bất động, mặc cho những tia nắng sớm soi rọi con người tôi. Mặt trời thong thả vươn những ngón tay dài xoa đỉnh đầu tôi, rồi mơn man xuống mắt, xuống mũi, xuống cằm, và rồi càng lúc càng nhanh, những ngón tay ánh sáng đó lan ra cả hai vai, lan ra trước ngực, và ào một cái, gót chân tôi đã thấm đẫm một vũng ánh sáng, cái thứ ánh sáng của buổi sớm mai, mang một chút sắc vàng nhẹ nhàng, mang một chút sắc trắng lung linh, mang một chút sắc hồng ấm áp và mang một chút sắc xanh của cả bầu trời đang bừng sáng phía trên cao.
Phía đằng xa, những tia nắng đã len lỏi vào những ô cửa sổ, xuyên qua những tấm màn để đánh thức người ta dậy. Phía đằng gần, ánh sáng của buổi sớm mai đã soi rọi cho những người bán hàng sớm quét tước, dọn dẹp để chuẩn bị cho một buổi chợ sáng.
Những âm thanh bắt đầu vang lên từ mọi phía xung quanh mình. Bắt đầu là khe khẽ xa xa, rồi rì rầm đâu đó, rồi râm ran, rồi rỉ rả, rồi xì xào và bắt đầu từ đó, sự biến chuyển của âm thanh đã không còn dừng lại được nữa.
Những tiếng động mà tám triệu con người đang lục đục gây ra phía dưới đất kia như đang bơm những hơi âm thanh vào một trái bong bóng khổng lồ, để nó bay lên cao, lên cao nữa và cuối cùng khi nó đã ở ngay trên đỉnh đầu của hà nội, thì nó tới hạn, và những mớ âm thanh hỗn độn đó xé toạc lớp nilon mỏng manh kia để lao xuống trở lại nơi nó đã được sinh ra với tất cả hân hoan và sung sướng của sự giải thoát.
Từ xa xưa, con người đã biết dùng âm thanh và ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, đẩy lùi sợ hãi và tiếp thêm sức mạnh cho mình. Thì ngày hôm nay, ngay lúc này, âm thanh và ánh sáng cũng vẫn làm đúng chức năng đó của mình từ triệu triệu năm trước…
Bắt đầu từ giây phút đó, cũng giống với tám triệu con người khác ở Hà nội, tôi quay trở vào nhà và chuẩn bị cho một ngày mới, vô cùng bận rộn nhưng cũng vô cùng tươi đẹp!
Tôi thích cái cảm giác khi ngồi viết một entry vào buổi tảng sáng như vầy!
''2 mặt trời, mặt trời bằng đầu'' có nghĩa là 2 ''chữ nhật'' đứng = nhau=>ráp lại
''4 trái núi, trái núi đảo điên'' có nghĩa là 4 chữ ''sơn'' đứng nghiêng ngả=>ráp lại
''2 ông vua tranh nhau 1 nc'' có nghĩa là 2 chữ ''vương'' đứng chéo nhau=>ráp lại
''4 cái miệng trong khoảng dọc ngang có nghĩa là 4 chữ ''khẩu'' đứng dọc ngang=>ráp lại
*Lưu ý: các chữ trên như chữ
chữ nhật
sơn
vương
khẩu
đều viết = chữ Hán, sau khi ráp 4 chữ trên kia lại thì cả 4 chữ đều ra chữ ''điền'' (ruộng)
Câu này mk cx hok bít giải thik thế nào cho rõ nữa, thông cảm nha
Nguyễn tuân đã sử dụng ngôn ngữ diêu luyện sự miêu tả tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".
Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán (日本) hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc".
Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ).
Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国 "nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân (倭人 "người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭寇 "giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.
Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Nhật Bản còn có tên gọi là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là "đất nước hoa cúc". Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc ("nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân ("người lùn").
Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
Nhật Bản còn được mọi người biết đến với tên gọi đất nước mặt trời mọc, vậy từ đâu mà đất nước này lại có cái tên gọi như vậy và ngay cả trên quốc kỳ Nhật Bản cũng là biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời. Được biết đến với các mỹ danh “ đất nước mặt trời mọc” “ xứ sở hoa anh đào” “ xứ phù tang”. Nhật bản luôn là một điều bí ẩn, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá trong mỗi người. Mỗi một tên gọi lại mang một một ý nghĩa, gắn liền với đất nước con người nơi đây. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tên gọi đất nước Nhật bản. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tên "Nhật Bản" là viết theo theo âm Hán. Hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm .Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Không chỉ biết đến với loài hoa anh đào, Nhật Bản còn được gọi là “ đất nước hoa cúc”. Những bông hoa cúc 16 cánh xòe ra giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và Quốc huy Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản còn có các mỹ danh “ xứ sở anh đào”, vì loài hoa này trải dài khắp dọc đất nước, những cánh hoa thoắt nở thoắt tan, được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp. Phù Tang cũng là một trong những tên gọi khi nhắc tời Nhật Bản . Cây phù tang thực chất là loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
OK chứ???