Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.
Câu 2:
Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:
1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.
2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).
3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.
5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.
6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.
Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.
=> Do đó để tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế đất nước thì công nghiệp năng lượng cần đi trước một bước.
Đáp án cần chọn là: D
Tham Khảo
Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ nguồn thủy năng và nguồn than phong phú :
- Thủy năng : vùng có nhiều con sông chảy với trữ năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô…)
- Than : mỏ than Quảng Ninh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển:
- Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, giao lưu với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, với các vùng khác và với nước ngoài nhờ mạng lưới đường bộ, sắt, sông, biển, hàng không khá phát triển.
- Có TP. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
-Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
Có thị trường tại chỗ, nguồn lao động lành nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại. Là vùng công nghiệp sớm phát triển, có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực
Hiện tại, ngành công nghiệp năng lượng phát triển nhất là năng lượng mặt trời.
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là ngành công nghiệp nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn và rất lớn như: Uông Bí,…
Đáp án: C.
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là ngành công nghiệp năng lượng thủy điện do có nguồn thủy năng dồi dào trên các sông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Dray Hling,…
Đáp án: D.
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Bà Rịa nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu từ dầu khí.
Đáp án: C.
Công nghiệp dệt may đòi hỏi nhiều lao động và không yêu cầu trình độ cao. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động phổ thông, giá rẻ...=> đây là ưu thế lớn nhất để ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
- Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước vì:
+ Công nghiệp năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài: công nghiệp năng lượng có cơ sở về nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú và vững chắc:
* Về than
* Về dầu khí
* Về thủy năng
* Ngoài ra còn có các nguồn năng lượng khác như nhiệt mặt trời, sức gió, địa nhiệt, thủy triều. Ngành công nghiệp năng lượng có một thị trường tiêu thụ rộng lớn .
* Công nghiệp năng lượng là nguồn nguyên nhiên liệu cung cấp cho tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là nhu cầu về than, về điện. Nhu cầu của người dân cũng ngày được đáp ứng toàn vẹn, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
* Các ngành năng lượng ngày càng phát triển đặc biệt là công nghiệp khai thác nguyên liệu.
+ Công nghiệp năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng điện tăng nhanh từ 8,8 tỉ kwh (1990) lên 52,1 tỉ kwh (2005) đã góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân nhất là vùng sâu vùng sa.
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm còn có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác
=> Công nghiệp điện được ưu tiên đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác, và nó có tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt quy mô, kĩ thuật công nghệ, và chất lượng sản phẩm
vì :
- Công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất.
- Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.
- Công nghiệp năng lượng thu hút hàng loạt ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… nên có khả năng tạo vùng rất lớn.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.
- Có thế mạnh lâu dài
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:
Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu,phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).
Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.
• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.
- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...