K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2016

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

27 tháng 5 2016

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

11 tháng 9 2016

vì  nó kể lại 1 chuỗi các sự kiện, sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa

11 tháng 9 2016

Vì nó có cốt lõi lịch sử và có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

11 tháng 4 2021

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. 

15 tháng 11 2017
  

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

 
19 tháng 10 2017

câu 1 ;- vì truyện thánh gióng có yếu tố tưởng tượng hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đói với cái ác , tốt đối với cái xấu, sự công bằng đói với sự bất công.

- trong con người của thánh gióng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

câu 2:-thủ thách: đánh chằn tinh,cứu công chúa ,giết đại bàng ,bị nhốt ngục.

-Phẩm chất: tốt bụng,dũng cảm,thật thà , khoan dung độ lượng.

26 tháng 11 2018

ai trả lời mk cho 3 k trong 2 ngày

26 tháng 11 2018

1)

- Truyền thuyết và truyện cố tích: + Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...). + Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). 

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười: + Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười. + Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện cười Treo biển và truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (mà các em đà từng được nghe) có nội dung na ná giống nhau: một bên là anh chàng đẽo cày giữa đường, nghe nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng hỏng việc, “vốn liếng đi đời nhà ma”; một bên là chủ hàng bán cá treo biến giữa phố, nhiều người qua lại góp ý, cuối cùng phải hạ cái biển xuống. Thế nhưng, trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa dường có một câu ở cuối truyện rút ra bài học luân lí; còn truyện cười Treo biển thì khi cái biển được chủ nhà hàng cất đi, tiếng cười bật lên, truyện kết thúc ngay
2)

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ . Vì Thạch Sanh đã giết trằn tinh ; giết đại bàng cứu công chúa và cứu con của vua thủy tề

3) 

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình.

   k mình nha!!!!!!!!!!!

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

B. Thân bài (Diễn biến sự việc)

- Mở đầu

- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút - Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút

- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc

- Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

C. Kết bài

- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Kể lại truyện Thánh Gióng mẫu 1

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

13 tháng 11 2017

- Truyền thuyết và truyện cố tích:

+ Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...).

+ Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). Nếu truyền thuyết có nội dung đấu tranh chống ngoại xâm (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...), đấu tranh chống thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), sáng tạo ra sản phẩm văn hóa (Bánh chưng, bánh giầy) thì truyện cố tích có nội dung chủ yếu là cuộc đâu tranh giai cấp giữa hai lực lượng: chính nghĩa và phi nghĩa (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây bứt thẩn, Ông lão đánh cá và con cá vàng).

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.

+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.

 

13 tháng 11 2017

1/- Điểm giống nhau : 
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian". 
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn 
2/ Điểm khác nhau : 
* Truyện cười : 
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ 
* Truyện ngụ ngôn : 
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người 
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...

22 tháng 12 2016

Vì sử dụng ngôi kể thứ ba người kể sẽ kế linh hoạt,thú vị hơn.

5 tháng 1 2017

Khi kể truyện cổ tích hay truyền thuyết dùng ngôi kể thứ ba sẽ làm cho câu chuyện trở nên sinh động , có tính gợi hình và gợi cảm