Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là một lần có dấu diệu địch tấn công doanh trại của quân ta. Nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng không có động tĩnh gì Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, khi đó ý kiến đồng chí Văn Ngọc Bé làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: "Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tui các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tui, nếu bọn chúng vào, tui sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!. . . ".
Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng, khi đang chần chừ thì nghe tin địch đã quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, "Rọ gáo" bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…".
Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. . Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù. Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, Nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.
Anh đã hi sinh một cách oai hùng , không có anh chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng học giỏi để không phụ sự hi sinh cao cả của anh để đánh đổi lại nền hòa bình như ngày nay.
k mk nhé
Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đôl chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam.
Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hòng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết… lần lượt ra đời.
Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.
Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tôn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói:
Tôi muốn làm ánh đuốc Le lói trong đêm đen
để tể cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể "ra lời", và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.
Bị vây trong một tình thế:
Sống mình không thể nói
Chị tin tưởng:
Chết mới được ralời
Chị đã dũng cảm:
Chịu đau đớn thân này Mong thoát lời thống thiết…
Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên ỗ đất nước Việt Nam.
Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.
Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách "ra lời" bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang đọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.
Tìm những từ có tiếng "bình" với nghĩa là ko có chiến tranh:
- Thanh bình
- Yên bình
- Hòa bình
- Bình yên
mk bt mỗi câu này thoi ;I
Giống như một dòng sông, cuộc sống trôi chảy mãi về phía trước, và mặc dù chúng ta có thể bước từ trên bờ xuống sông, dòng nước đang chảy qua chân ta sẽ không bao giờ là dòng nước đã chảy qua trước đó, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi.
-Chúc bn hok tốt ;3
em muốn thế giới này mãi mãi hoa bình ko có bom h,bom a,ko có sự bất hòa để thế giới này mãi mãi hòa bình
ANH HÙNG VÕ NHƯ HƯNG
Võ Như Hưng (tức Võ Như Trích) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929, dân tộc Kinh quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 5 tháng 5 năm 1952. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ đội đặc công tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lên 10 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, gia đình lại là cơ sở tốt của ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được cách mạng giáo dục, Võ Như Hưng sớm giác ngộ, nhiều lần đã tình nguyện tòng quân, nhưng vì vóc người nhỏ bé nên không trúng tuyển. Mãi tới năm 1952, đồng chí mới được nhận vào bộ đội, làm chiến sĩ của trung đoàn 303, đã cùng đồng đội chiến đấu trên các chiến trường Quảng Nam, Tây Nguyên... và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí tập kết ra Bắc, đến năm 1960, lại tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu. Võ Như Hưng là một trong những dũng sĩ xuất sầc nhất trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc.
Cuối năm 1960, trong trận đánh bốt 6 (vùng Điện Bàn), trước giờ xuất phát mặc dù vừa mới qua cơn sốt nặng, được cấp trên cho nghỉ, nhưng Võ Như Hưng vẫn kiên quyết xin đi bằng được. Giữa lúc tình hình chiến đấu đang diễn biến khẩn trương, đồng chí bị một mảnh pháo phạt ngang làm gãy xương tay trái, nhưng vẫn nén đau cùng đồng đội anh dũng tiêu diệt địch cho tới lúc ta làm chủ hoàn toàn trận địa.
Năm 1961, trong trận đánh Nam Thành - một trung tâm huấn luyện biệt kích của địch ở Hòa Cam, cách sân bay Đà Nẵng chừng 500 mét, địch bố phòng rất cẩn mật - đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách mũi tiến công chủ yếu.Vừa bước vào chiến đấu, vì nghe nhầm lệnh, đại bộ phận quân ta đều rút ra, riêng mũi của Võ Như Hưng do nhận lệnh đúng, vẫn xông thẳng vào trung tâm, diệt sở chỉ huy bọn cố vấn Mỹ. Giải quyết xong mục tiêu, biết tin cả đơn vị đã lui quân, đồng chí bình tĩnh xử trí, tổ chức cho anh em yểm hộ nhau rút từng bộ phận, dù ít người, vẫn thu 12 súng và dẫn 9 tù binh về đơn vị an toàn.
Ngày 26 tháng 4 năm 1962, tiểu đội của Võ Như Hưng nhận nhiệm vụ thọc sâu vào lòng địch quấy phá, hỗ trợ cho đợt “phá ấp chiến lược, giải phóng thêm dân, thêm đất” do tỉnh phát động. Tiểu đội đã đi suốt từ vùng Ông Nổi, qua đồn Gò Đá, tới Quảng Lăng, Quảng Hậu, thôn 4 Điện Bàn, về đến Cẩm Sa thì bị 1 tiểu đoàn địch bao vây; và trận đánh nổi tiếng của “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc" quanh chiếc giếng cạn đã diễn ra ở đây. Các chiến sĩ thề với nhau: “Quyết chiến đấu tiêu diệt nhiều địch, không chịu để rơi vào tay giặc". Suốt một ngày trời, cả tiểu đoàn địch mở hàng chục đợt xung phong, nhưng lần nào cũng bị đánh bật ra. Cuộc chiến đấu rất không cân sức này càng về chiều càng hết sức gay go quvết liệt. Nhiều lần địch liều chết ùa tới gần, tung lựu đạn xuống lòng giếng; anh em liền chộp lấy, ném trả lại. Tuy nhiên, cũng có quả nổ ngay trong giếng, làm một số hy sinh và hầu hết cả tiểu đội đều đã bị thương.
Trời tối dần, 4 chiến sĩ còn lại quyết mở đường máu, vượt vòng vây. Sau một đợt tập trung lực lượng, tổ chức xung phong mãnh liệt, bất ngờ, các đồng chí đã rút ra an toàn. Đi được một đoạn, kiểm tra lại thấy còn thiếu một chiến sĩ bị thương nặng không theo kịp đồng đội, đồng chí quyết định quay lại tìm bằng được và dìu bạn vượt qua những chặng đường đầy gian khổ, hiểm nguy, ngày ẩn nấp, đêm lại tiếp tục đi, đưa đồng đội vượt vành đai giặc về đơn vị an toàn.
Trong trận chống càn ngày 20 tháng 12 năm 1963, khi 2 đại đội địch đã lọt vào trận địa ta, Võ Như Hưng cho nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt, tán loạn. Quân ta lập tức xung phong, truy kích đến cùng. Trên đường đuổi giặc Võ Như Hưng bị thương nặng ở bụng, đạn xuyên từ phải qua trái, làm đứt nhiều khúc ruột. Mặc dù được đưa đi bệnh viện kịp thời, và đã được tận tình cứu chữa, song vết thương quá nặng, không thể nào cứu nổi. Trên giường bệnh, tới giây phút cuối cùng, đồng chí vẫn kiên trì chịu đựng không hề rên la, luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ và thắng lợi của cách mạng.
Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Võ Như Hưng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Chanh có vị chua vì có các acid hữu cơ trong thành phần nước chanh. Đặc biệt là Citric acid tạo nên vị chua đặc trưng của chanh.
HT
Trả lời:
Bởi vì có hòa bình
.....................
tại thích