K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2016

1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .

2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
 

27 tháng 10 2017

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI

14 tháng 1 2017

Chọn D

20 tháng 12 2019

- Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước.

- Hai câu sau: khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Tác giả: Lý Thường Kiệt.

23 tháng 12 2019

cảm ơn

17 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

17 tháng 1 2022

Tình riêng ta với ta trong câu "một mảnh tình riêng ta với ta" nói lên điều gì?
A Cả 3 phương án trên
B Tâm sự thầm kín, một mình mình biết
c Nhớ nước thương nhà âm thầm lặng lẽ
D Sự cô đơn của tác giả trước cảnh trời mây non nước bao la

1 tháng 12 2016

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp

Chúc bạn hc tốt!



 

1 tháng 12 2016

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.


 

7 tháng 9 2021

Tham khảo

* Câu văn:

- “Không có sự ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lại”

- “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

* Tác giả viết như vậy vì để đã khẳng định một điều, đó là vai trò quan trọng và lớn lao của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nói chung, bởi môi trường đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ về suy nghĩ, tư duy và hành động. Nếu giáo dục tốt, môi trường tốt thì sẽ tạo ra những thế hệ tốt cho tương lại nước nhà.

18 tháng 10 2016

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục từ lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

Chiều hôm nhớ nhà là một đề tài quen thuộc, được nói đến trong nhiều bài thơ nổi tiếng như Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, Ngắm cảnh chiều ở Hán Dương của Nguyễn Du. Nhưng với Bà Huyện Thanh Quan, chủ đề đó đã được ghi dấu ấn đậm nét bằng một phong cách sử dụng từ Hán Việt.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ lựa chọn những tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng của thời gian chiều tà: hoàng hôn của thiên nhiên và hoàng hôn của cuộc sống con người. Từ hoàng hôn không chỉ để thông báo khoảng thời gian chen lấn giữa đêm và ngày mà nó còn tạo nên cảm giác về một thiên nhiên vắng vẻ và buồn. Cuộc sống của con người được tác giả ghi lại bằng hai chi tiết của cảnh chiều:

Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Nhạc điệu câu thơ chậm rãi, ngắt thành 3 nhịp: Gác mái/ ngư ông/ về viễn phố - Gõ sừng/mục tử/ lại cô thôn. Sự đối xứng giữa các từ ngữ, hình ảnh làm cho cảnh sinh hoạt ở đây có sự vận động nhưng vẫn man mác buồn. Cái hay của bài thơ là ở chỗ từ hình ảnh quen thuộc của ông lão đánh cá và trẻ chăn trâu, nơi bến xa, thôn vắng đã được tác giả sử dụng bằng những từ Hán Việt trang trọng: ngư ông, viễn phố, cô thôn, tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người. Trong cảnh thiên nhiên buồn vắng đó xuất hiện hình ảnh của con người:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Những cánh chim vội vã cố gắng bay về rừng tìm chốn ngủ, khách bộ hành cũng bước gấp về nơi trú ngụ. Hai câu thơ cũng đối rất tề chỉnh: ngàn mai/ dặm liễu, gió cuốn/ sương sa. Sự đối xứng này làm nổi bật lên nỗi mệt nhọc và sự cố gắng trong cảnh chiều lặng lẽ của khách đường xa. Thông thường cảnh chiều gợi lên hình ảnh hứa hẹn sự sum họp, đầm ấm, nhưng trong bài thơ, tác giả sử dụng các từ Hán Việt ngàn mai, dặm liễu gợi lên cảm xúc xa xôi, buồn vắng, đơn chiếc. Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng con người bộc lộ một cách rõ rệt:

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

Kẻ và người đều là những đại từ phiếm chỉ, chủ thể trữ tình được ẩn chứa đằng sau nó. Tuy nhiên, qua đây ta có thể nhận thức được về chủ thể trữ tình – nhà thơ đang trong cảnh sinh ly, bao trùm tất cả là nỗi buồn sinh ly. Và nỗi buồn sinh ly đó được tạo nên bởi từ Hán Việt lữ thứ. Chỉ có những người đi xa sống nơi đất khách quê người mới rơi vào tâm trạng cô đơn buồn vắng như vậy. Kết thúc bài thơ là câu thơ thể hiện nỗi khao khát được tâm sự, giải bày. Biết ai hiểu cho nỗi lạnh ấm của lòng người, của nhân tình thế thái. Bài thơ tả cảnh ngụ tình, từ việc tả cảnh chiều muộn ở nơi xa, tác giả thể hiện nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm trắc ẩn trước nhân tình thế thái, không người tri âm tri kỷ. Tất cả được giãi bày qua những vần thơ trữ tình buồn man mác. Cái độc đáo của bài thơ là nữ thi sĩ đã sử dụng rất thành công hệ thống các từ Hán Việt, làm cho bài thơ trở nên trang nhã, thanh tao mà sâu lắng.
Nhà phê bình Phan Ngọc nhận xét: “... Bà Huyện Thanh Quan trong bài Chiều hôm nhớ nhà đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, của ý niệm... Các từ Hán Việt nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn vắng, những kẻ chăn châu, những bến xa, những người ở đài cao, những người khách trọ, cảnh lạnh ấm của cuộc đời. Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn? Làm gì có trang đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn? Không những thế, các từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định giá trị câu thơ: câu cuối vần để gây tiếng vọng trong tâm hồn ta. Cuối nhịp ở âm tiết 4 để bắt người ta dừng lại ở đây... Nghệ thuật là sự lựa chọn cực kỳ công phu. Bằng cách này, bà Huyện Thanh Quan kéo ta về với cõi vĩnh viễn của ý niệm và nỗi u hoài của nhà thơ, của cái kiếp người không biết đến tháng năm, thời đại, không có sự cách biệt giữa tôi và anh...” (Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng 1991, trang 52,53.)
Đề tài hoài cổ, cảm hứng hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã đi qua đã được bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài Thăng Long thành hoài cổ với thơ thất ngôn - một trình độ ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện, chuẩn xác để miêu tả sự vật, biểu hiện tâm tư. 
Bài thơ một lần nữa khẳng định phong cách thơ thanh nhã, trang trọng của bà khi tác giả sử dụng thành công một hệ thống từ Hán Việt. Cũng như ở bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, ở bài thơ này phần lớn các từ Hán Việt được đặt vào vị trí quyết định giá trị của câu thơ: từ cuối câu, để lại những dư âm thấm vào tâm hồn người đọc:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ nêu lên một quan niệm về thế lực siêu nhiên vạn năng. Để thể hiện sự quan trọng đó, tác giả không dùng từ ông trời mà dùng từ tạo hóa. Tạo hóa chi phối nhân sinh thế sự, xoay vần cuộc sống xã hội và số phận con người. Tất cả như luôn biến đổi, luôn bị thay thế như một sân khấu diễn trò, lớp này kế tiếp lớp khác và từ Hán Việt hí trường như khắc đậm thêm điều đó. Thực vậy, thời đại lịch sử mà bà Huyện Thanh Quan sống là thời khủng hoảng suy tàn của chế độ phong kiến. Có thể nói đây là nguyên nhân tạo nguồn cảm hứng hoài cổ nơi bà. Tuy nhiên sự gắn bó của bà với triều đại cũ không sâu sắc và mật thiết như Nguyễn Gia Thiều hay Phạm Thái nên thái độ hoài cổ của bà nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Mặc dù vậy, hai câu mở đầu vừa là câu hỏi vừa là câu tán thán với cách sử dụng thành công từ Hán Việt đã ẩn chứa một nỗi niềm luyến tiếc kín đáo của nhà thơ.
Ở hai câu thực, nhà thơ thể hiện tài nghệ điêu luyện của mình trong việc lựa chọn từ ngữ kết hợp tài tình từ thuần Việt và Hán Việt trong một hệ thống niêm luật chặt chẽ. Nhà thơ đã khéo léo chọn hai hình tượng không gian, cảnh vật có tính cách đối lập.

a. Lối xưa xe ngựa / Nền cũ lâu đài
b. Hồn thu thảo / Bóng tịch dương

Hệ thống a. là hình ảnh của không gian nhân tạo, hệ thống b. là hình ảnh của không gian thiên tạo. Không gian nhân tạo không chống chọi nỗi thời gian và đã thuộc về thời gian quá khứ. Những hình ảnh còn lại chỉ là những tàn dư của một quá khứ hoàng kim. Dưới bước đi mạnh mẽ của thời gian, dường như chỉ có cảnh vật thiên nhiên là có khả năng tồn tại, nhưng đó cũng là sự tồn tại trong tàn tạ bởi trong câu thơ gợi hình ảnh của ngọn cỏ thu và ánh mặt trời. Cỏ thu đã trở thành hồn thu thảo và mặt trời chỉ là bóng tịch dương. Dường như ở các câu thơ này, từ Hán Việt là những nốt nhấn cho ý đồ nghệ thuật của các giả. Các cụm từ Hán Việt đã tạo nên những hình bóng không gian mang màu sắc cô liêu tàn tạ. Sự lựa chọn và kết hợp từ độc đáo trên đã tạo nên sự “hòa âm” giữa quá khứ và hiện tại.
Ở hai câu luận, tác giải tiếp tục diễn đạt nỗi niềm hoài cổ trước sự đổi thay qua hình tượng đá trơ gan, nước cau mặt. Đá, nước là biểu tượng của dòng chảy bất tận của vũ trụ và nhân sinh, nhưng ở đây lại mang ý nghĩa phúng dụ cho tâm trạng phủ nhận, chống chọi lại sự đổi thay. Ở hai câu thơ này, nhà thơ lại sử dụng tuế nguyệt, tang thương mang ý nghĩa khái quát rất cao, tạo nên sức gợi cảm cho bài thơ.
Kết thúc bài thơ là một tiếng thở dài tuy nhẹ nhàng nhưng xuất phát từ tâm can:

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trong bài Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du cũng từng viết:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Để nói về những sự phi lý ở đời như là một quy luật, thì ở trong bài thơ này, với từ Hán Việt kim cổ nhà thơ cũng khái quát lên chuyện hưng phế như là một chân lý ngàn đời không thể thay đổi được. Vì thế, kết thúc bài thơ là một nỗi đau, nỗi bi thương và luyến tiếc về một thời xưa cũ. Đoạn trường là một từ Hán Việt được nhà thơ dùng rất đắt để kết tụ lại nỗi đau đó.
Như vậy, Thăng Long thành hoài cổ là một mẫu mực về nhiều phương diện trong tác phẩm văn học về đề tài hoài cổ. Đặc biệt đề tài hoài cổ cảm hứng hoài niệm về một thời đại huy hoàng đi qua nói trên đã được thể hiện qua một bài thơ thất ngôn ngắn gọn, nhẹ nhàng mà tha thiết. Bài thơ càng trở nên trang trọng hơn khi bà khéo léo kết hợp hệ thống từ Hán Việt ở mỗi dòng thơ để tạo nên âm vang của bài thơ. Nhận xét về bài thơ trên, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Tất Thắng đã viết: “Thăng Long thành hoài cổ là sự hoài cảm về quá khứ, về một thời vàng son đã qua. Hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh của ký ức, của tâm tưởng, của những âm vang Hán tự...”.
Với những thành công trên Thăng Long thành hoài cổ xứng đáng là một bài thơ hay của thơ ca thời Trung đại Việt Nam.
Có thể nói rằng, Chiều hôm nhớ nhà và Thăng Long thành hoài cổ là hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan - một phong cách trang nhã, lịch lãm và sâu lắng. Đây cũng là những bài thơ hay về đề tài hoài cảm - hoài cổ trong thơ ca Việt Nam Trung đại. Điều làm nên giá trị nổi bật trong thi phẩm của bà được kết tinh bởi nhiều yếu tố mà trong đó phần quan trọng là sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng và kết hợp một cách tài tình hệ thống từ Hán Việt. Thực vậy, yếu tố từ Hán Việt trong hai bài thơ đã thực sự mang lại cho người đọc một sự cảm nhận tinh tế về tình cảm, nỗi niềm, tài năng và nhân cách của bà Huyện Thanh Quan. Điều đáng nói ở đây không phải là sự xuất hiện ít hay nhiều từ Hán Việt trong mỗi bài thơ, mà là cách sử dụng điêu luyện của nhà thơ đã làm nên giá trị nghệ thuật đích thực cho toàn thi phẩm.
Hơn hai trăm năm đã trôi qua, vạn vật và con người có biết bao sự đổi thay, nhưng những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan vẫn còn nguyên vẻ đẹp với sức lay động trong mỗi chúng ta nhờ việc sử dụng lớp từ Hán Việt một cách khéo léo, tài tình mà không phải nhà thơ nào cũng làm được.