Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.
Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng no
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
CÂU 1:
Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động.
Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực.
Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.
Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.
Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ.
Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam…
Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:
Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.”
Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ.
Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế.
Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao.
Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé.
Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục.
Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy.
Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…
Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp.
NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI THẦY HA-MEN: Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc.
Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này.
Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời.
CÂU 2:
Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, cònkhông?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãitrong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.
CÂU 3:
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Còn phần chọn và phân tick còn lại bạn tự làm nhé!!!
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Ý nghĩa của câu "Lượm ơi, còn không?" là
Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả và sẽ mãi còn cùng với đất nước, quê hương
lặp lại 2 khổ thơ đầu tái hiện hình ảnh của lượm khẳng định rằng lượm vẫn sống mãi trong lòng quê hương đất nước
mình mới hok xong
1) Câu thơ LƯỢM ơi còn ko?là một câu hỏi tu từ đc tách ra thành một khô thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tac giả lập lại 2 khô thơ ở doan đầu với dụng y khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của LƯỢM trong tâm hồn moi người.LƯỢM ki những sông mãi trong lòng nha thơ mà còn sống mãi với quê hương , dat nuoc.
2) trong bài thơ tác giả goi LƯỢM bằng nhiều từ khác nhau như: cháu , chu be,LƯỢM,chu đồng chí nho. Cách goi luôn thay đổi the hiện môi quan hệ thân thiết giữa tác giả và LƯỢM,đồng thời nói lên long yêu mến của tác giả dối với LƯỢM , 1 đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.
Bài 1
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
sshsysh