K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PS
2
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
25 tháng 3 2022
Đáp án:1lỗi sai chính tả.Đó là:
Rừng xa vọng tiếng chim gù,
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang,
Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay,
Đường sa biết mấy rặm dài nhớ thương.
Giờ này mẹ ở quê hương,
Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi.
Thiên nhiên trong thơ ca luôn là nguồn đề tài bất tận: trăng, sao, mây núi, chim,...được tái hiện một cách chân thật nhưng cũng rất mỹ lệ. Tiếng suối trong thơ ca vốn ít được sử dụng, thế nhưng khi nhắc đến hình ảnh đó thì người ta sẽ nghĩ ngay đến sự đồng điệu của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh qua hai tác phẩm Côn Sơn ca và Cảnh khuya.
Phải nói rằng, cho dù là bất cứ giai đoạn nào, thiên nhiên luôn khiến các thi nhân xao xuyến. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Hai con người, hai thời đại nhưng lại có chung một tiếng thơ- đó là tiếng suối- âm thanh của núi rừng. Tuy vậy, tiếng suối ở mỗi bài lại mang những vẻ đẹp khác. Tiếng suối trong Côn Sơn ca đó là:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Tiếng suối rì rầm được Nguyễn Trãi nghe thật êm tai, du dương "như tiếng đàn cầm bên tai" khiến tác giả say mê. Tiếng suối ấy thể hiện tâm trạng thanh thản của tác giả khi được hòa mình vào thiên nhiên, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương nhiều bon chen danh lợi. Tiếng suối ở Côn Sơn giúp ta cảm nhận được sức sống tràn trề của vạn vật, đằng sau đó là khao khát lối sống nhàn tản, trở về sống giữa thiên nhiên, quên hết mọi ganh đua. Sự trong trẻo của nó khiến thi nhân như được gột rửa hết những muộn phiền của vòng xoay lợi danh, còn lại duy chỉ là sự yên tĩnh trong tâm hồn giữa không gian thanh vắng mà người hiền triết có được. Trở về với thiên nhiên, nhà thơ thoát khỏi sự ngột ngạt và tù túng để mặc sức phiêu bồng với cuộc đời. Khác với Nguyễn Trãi, Bác Hồ thể hiện tiếng suối trong Cảnh khuya mang màu sắc tâm trạng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối ở đây cũng là sự trong trẻo nhưng được ví "như tiếng hát xa". Giữa núi rừng vắng lặng, Bác nghe thấy tiếng suối và tưởng như tiếng hát ai đó vọng lại giữa không gian, đó cũng có thể là tiếng hát của đại ngàn rộng lớn đang mời gọi người nghệ sĩ thả hồn vào. Thế nhưng, nếu Nguyễn Trãi say mê thả hồn vào âm điệu ấy thì Bác lại không hề lãng quên hiện thực. Trái tim của Người vẫn cháy, mải miết lo toan cho vận mệnh dân tộc, nước nhà. Người say trước cảnh vật, mê mẩn tiếng hát ấm áp và ngân vang nhưng không chìm đắm hoàn toàn trong đấy. Trong tâm khảm của Người, Bác vẫn "quên mình cho tất cả" bởi hiện thực tàn khốc của cuộc Cách mạng là nốt lặng khiến cho sự xao xuyến trước cảnh vật chiến khu Việt Bắc cũng chỉ là nhất thời. Qua đó, ta thấy được sự vĩ đại trong trái tim của vị lãnh tụ kính yêu.
Hình ảnh tiếng suối được tái hiện qua nghệ thuật so sánh kết hợp ẩn dụ trong phần mở đầu của hai bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế của hai nhà thơ. Thiên nhiên được cảm nhận bằng thính giác, nhưng qua sự tinh tế của những người nghệ sĩ thì nó trở thành những sản phẩm nghệ thuật thật sự, tiếng suối ấy đã trở thành một bản đàn, bài hát một cách dung dị và tự nhiên. Đằng sau đó, ta thấy được là cả sự hòa điệu của hai người nghệ sĩ lớn. Nguyễn Trãi- Hồ Chí Minh: Họ đều trân quý thiên nhiên theo một cách rất riêng, rất thơ, rất trữ tình, qua đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên đến say đắm, hòa hợp với thiên nhiên lạ kì và ẩn chứa trong đó là khao khát cuộc sống giản dị mà rất thanh cao.
Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, thiên nhiên- tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya đều hiện lên gần gũi. Ở đó, ta thấy được trái tim của hai người nghệ sĩ lớn rung động trước thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Qua đó, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh khiến người đọc càng trân trọng, nâng niu đến mãi về sau.
Tiếng suối rừng thật dễ chịu làm sao
Từng hàng từng lớp cứ lao đao
Lao đi lao lại rồi lao xuống
Suối lại nhận lấy một dòng mưa.
Tự tả