Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả như vải, nhãn, ổi, na, mít,... Nhưng cây vải được trồng từ rất lâu từ thời ông nội đến nay vẫn sai trĩu quả khiến em rất yêu thích.
Cây vải nhà em cao hơn mái nhà, tán cây xòe rộng lan tỏa bóng mát mỗi khi mùa hè về. Tuy nhiên tán và cành cây của nó không lớn, khẳng khiu nhưng có độ dẻo dai rất cao nên khi leo lên đó không bị gãy. Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đất. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.
Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum xuê và tỏa bóng mát rợp khắp. Cây vải có hoa màu trắng bé xíu chen chúc nhau giấu sau từng tán lá xanh.
Từng cụm từng cụm cứ khép kín vào nhau, khi có gió thổi qua thì những cánh hoa bé xíu mỏng manh lại rơi rụng xuống mặt đất. Chờ thời kì thụ phấn thì bắt đầu đơm quả bé tí xíu. Quả vải cứ thế lớn lên từng ngày. Vỏ của quả vải không trơn mịn mà sờ vào hơi nhám. Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè, khi ăn hơi nóng so với những loại quả khác. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mê mẩn quả vải này. Vì hương vị thơm lừng, cùi vải dày và ngọt lịm khiến người ăn không thể cưỡng lại được.
Mùa vải của gia đình em năm nào cũng có rất nhiều quả, từng chùm, từng chùm cứ chụm vào nhau trĩu cả cành. Có khi ba em phải buộc từng chùm vào lại với nhau vì sợ cành cây sẽ bị gãy. Cả nhà em ai cũng thích ăn vải. Khi mùa vải chín, mẹ thường hái những chùm quả to và tròn nhất đặt lên bàn thờ ông để tưởng nhớ công lao trồng và chăm sóc vải của ông. Mỗi lần nhìn cây vải em lại thấy nhớ ông nhiều vô kể.
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả.
Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to, dài hơn cái điều chỉnh ti vi một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Những trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc.
Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà con. Quả mọc thành chùm, chia thành những nhánh nhỏ màu xanh non, khi chín có màu vàng. Quả xoài chín ăn ngon lắm! Nước chan hòa, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người.
Đứng ngắm nhìn cây xoài lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc. Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!
Bài làm
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Tả một loại cây mà em yêu thích - Tả cây vải thiều
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây vải thiều mang lại cho em nhiều kỷ niệm nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Mẹ em bảo rằng từ thời ông nội đã có rồi, cho đến hiện nay hằng năm nó vẫn sai trĩu quả.
Nội em rất thích chăm sóc cây cối trong nhà, và đặc biệt là cây vải thiều. Nội chăm sóc nó cẩn thận đến mức cây vải thiều mỗi khi vào mùa thường mọc nặng trĩu quả, quả nào cũng to và căng mọng khiến cho những đứa trẻ như em luôn khao khát được thưởng thức ngay khi nhìn.
Cây vải của Nội rất cao và to, nó cao hơn mái nhà của nội, tán cây được xòe rộng và vươn rất xa, rất dẻo dai, những tán cây xếp tầng nhìn như một cái ô to đủ để che mát cho mười đứa nhỏ. Thân cây vải to bằng một vòng tay của em, rất sần sùi. Lá cây vải nhỏ nhắn, nhìn giống lá nhãn, những lá có màu xanh thẫm hơn.
Cây vải thương thay đổi theo mùa. Mùa xuân cây khoác trên mình màu xanh mơn mởn bởi những chồi non đang nảy lộc, mùa thu cây lại có một màu vàng đến mùa đông cây trông khẳng khiu hơn bởi lá đã bị rụng sắp hết. Nhưng đến mùa hạ, cây lại trở nên thật oai phong bởi cành lá sum sê, hoa thơm kết trái ngọt.
Hoa của cây vải có màu trắng, bông hoa nhỏ xíu li ti như điểm nhấn trên chiếc áo xanh sẫm những chấm bi, khiến cây trở nên xinh đẹp lạ thường. Quả vải cứ thế đã lớn lên từng ngày, chỉ chờ chực để vươn cao, vươn to hơn. Với lớp vỏ nhìn trơn mịn, căng bóng nhưng đến khi bạn sờ vào sẽ cảm thấy hơi nhám nhám đầu tay. Và đến khi tháng tư âm lịch đến, mùa vải chín bắt đầu. Một màu đỏ thẫm bảo phủ khắp những tán cây, kẻ lá, lấn lướt hết cả màu xanh của lá. Và lan tỏa một mùi thơm ngọt khắp cả khu vườn.
Ông em thường hái những trái vải thơm ngon này để cho chúng em ăn, và để cho những bác hàng xóm thân thiết. Trái vải là lộc của trời, nên ai ai cũng yêu thích một thức quả thân yêu này
Em rất yêu quý cây vải, vải như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niệm đáng nhớ. Dù lớn lên em đi xa không còn ở đây nữa nhưng em vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây vải thiều.
Năm ngoái, lúc đi Đà Lạt về, bố em có đem theo vài gốc dâu tây để trồng tại nhà. Đến bây giờ, cây đã phát triển khỏe mạnh và còn cho lứa quả đầu tiên nữa.
Những cây dâu tây được bố em trồng trong cái chậu tròn, mỗi cây một chậu. Không như các cây ăn quả thân gỗ khác, cây dâu tây mọc thành một bụi xum xuê. Từ cội, những chiếc lá dâu tây mọc thẳng lên, đan xen nhau tạo ra cả một khóm lá. Lá dâu to như bàn tay em bé, hình tròn, viền lá là những đường sóng viền quanh rất xinh xắn. Khi cây dâu tây ra hoa, thì sẽ mọc ra từ chính gốc cây. Cuống hoa cũng dài như cuống lá, khoảng 10 đến 15cm. Nở ra những bông hoa to như chiếc thìa màu đỏ hồng, nhị vàng tươi. Cánh hoa mỏng manh, như cánh bướm rập rờn. Khi hoa kết trái, sẽ đậu thành trái dâu tây. Lúc này, cuống sẽ không dựng như lúc trước mà mềm ra, nằm sấp xuống mặt đất, làm cho trái dâu tây lủng lẳng ở ven thành chiếc chậu. Trái dâu có hình gần như hình trái tim, hạt nhỏ li ti nằm bên ngoài thịt quả. Lúc nhỏ, trái dâu có màu xanh trắng, sau càng lớn, chuyển dần màu hồng từ gốc quả, rồi chuyển đỏ tươi. Khi cả trái dâu chín mỏng đỏ tươi là lúc ăn được rồi.
Em thích những cây dâu tây của nhà mình lắm. Vì cây trông rất xinh xắn và cho trái ăn rất ngon. Mỗi ngày, em thường xuyên tưới nước, dọn cỏ và ngắm cây. Mong rằng, cây dâu tây nhà em sẽ luôn khỏe mạnh như bây giờ.
Hoa cúc đẹp nhất là vào lúc nở hết. Hoa cúc có màu vàng tươi. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhị. Hoa nọ sát hoa kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh. Dưới ánh nắng nhạt của mùa thu, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt.
Vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả: cây xoài, cây mít, cây ổi,... nhưng em thích nhất là cây cam được ông trồng giữa vườn.
Cây được ông lấy giống từ miền nam về. Cây không cao lắm, nhưng tán cây xoè rộng ra, trông xa như chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây khá lớn, cả một vòm tay em ôm mới xuể. Toàn thân cây khoác lên chiếc áo màu nâu xỉn. Ngay từ mặt đất cây đã được phân thành hai cành lớn. Lá cam to hơn lá chanh, mỗi cuống lá thường có một chiếc gai nhọn. Hôm trước em sơ ý đụng phải chiếc gai, chiếc gai đã làm em đau lắm.
Cây cam đã được trồng hơn 4 năm nên cây đã lớn. Nhờ có sự chăm bón chu đáo và tỉ mỉ của ông nên cây rất tươi tốt. Thân, cành, lá xanh bóng. Trong những cuống lá xuất hiện từng chùm hoa cam. Hoa cam trắng muốt, nhụy vàng. Đặc biệt nhất là mùi hương của cây cam, hương thơm ngan ngát tỏa khắp khu vườn. Rồi đã đến mùa trái rộ, quả cam to, mập và chắc.
Khi đã lớn quả cam to bằng quả bóng nhỏ, xanh thẫm. Mỗi cành có dăm ba quả. Nhìn quả cam lủng lẳng trên cành, em rất thích. Quả chín vào cuối năm, cả cây vàng rực lấn át cả màu xanh của lá. Vị cam ngọt đậm đà ẩn bên trong những múi cam mọng nước. Cam là loại trái cây chứa nhiều vi-ta-min. Khi cam chín, mẹ em lại hái những quả cam chín mọng, rửa sạch sẽ thắp hương sau đó cả gia đình quây quần thưởng thức vị ngọt của cam.
Em rất thích ăn cam. Em tự nhủ sẽ giúp ông chăm bón cây cam cho cây cam tươi tốt hơn.
Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây na, cây xoài, cây ổi, cây mít,… Nhưng trong đó, em thích nhất là cây na ở bên cạnh bờ ao nhà em.
Cây na đứng bên cạnh bờ ao bèo nên khá tươi tốt. Cành lá xum xuê che rợp một góc vườn. Lá na hình giống như quả trứng, bằng ba ngón tay của em. Lá màu xanh nhạt, mỏng và mọc đơn so le. Gốc cây na bằng bắp chân người lớn. Cành na màu nâu và to hơn cánh tay em một chút. Sau những ngày mưa xuân rả rích, là cũng là lúc cây na đâm chồi nảy lộc.
Từ trong những búp na non, những nụ hoa na như những hạt đậu bắt đầu nhú ra. Na ra hoa rộ vào đầu tháng ba. Khi vườn hoa xuân tràn ngập ánh nắng mới. Hoa cây na màu xanh rêu. Năm cánh xoay quanh một cái cuống dài, giống như những hoa móng rồng hay hoa ngọc lan nhưng mộc mạc và giản dị hơn nhiều. Hương hoa không thơm như ngọc lan nhưng dịu dàng man mác như hương cau hương bưởi. Mùi hương quyến rũ gọi bao nhiêu ong bướm kéo đến quanh cây.
Cứ đến tháng tư, tháng năm âm lịch, trái na lúc lỉu trên các cành cao. Dần dần hoa rụng để lại các mầm non và quả na nhú lên. Quả to bằng hòn bi ve, rồi lớn dần lên. Mỗi ngày trôi qua, những quả na lớn trước là các na anh chị. Những quả na nhỏ hơn là na em. Cuống na màu nâu xỉn. Trái na to và vỏ có nhiều mắt màu xanh nhạt, xen kẽ nhau trông như cái mai rùa. Chúng lúc lỉu trên cành cứ thế mà lớn với cái nắng ong ong cuối xuân, với những cơn mưa đầu hạ.
Thế mà đã đến đầu tháng bảy rồi. Đây là lúc các trái na chín, các mắt na to dần lên. Lúc đấy, bà em thường gọi là “na mở mắt”. Na chín thoang thoảng mùi hương dịu dàng. Mùi hương phảng phất lan tỏa khắp cả nhà. Mẹ dành chục quả na to nhất để biếu bà nội. Bà bao giờ cũng phần cho em một quả. Bẻ đôi trái na ra, em thấy từng múi na trắng ngà như những múi mít con. Lớp cùi dày và ngọt bọc lấy hạt na đen kít. Ăn na có vị ngọt sắc như đường phèn.
Em rất yêu cây nhà em. Vì nó đã mang lại cho mọi người những mùa na ngon và bổ dưỡng. Em sẽ chăm sóc cho cây thật cẩn thận.
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-hay-ta-mot-cay-an-qua-dang-trong-mua-qua-chin-mit-vai-na-hoac-sau-rieng-vu-sua-c118a16786.html#ixzz5BJXuMYgo
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-hay-ta-mot-cay-an-qua-dang-trong-mua-qua-chin-mit-vai-na-hoac-sau-rieng-vu-sua-c118a16786.html#ixzz5BJXuMYgo
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-hay-ta-mot-cay-an-qua-dang-trong-mua-qua-chin-mit-vai-na-hoac-sau-rieng-vu-sua-c118a16786.html#ixzz5BJXuMYgo
Khu vườn nhà em có nhiều cây ăn quả, cây cảnh đẹp. Cây Lộc vừng, hoa thủy tiên, hoa lan, cây hoa hồng được trông trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn. nhưng Trong vườn em thích nhất là cây khế ngọt.
Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.
Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
BÀI LÀM
Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đền sum suê tươi tốt, cây là rợp vườn, hoa trái quanh năm.
Mùa xuân cây khế ra hoa nhiều đợt nối tiếp nhau; hoa nở từng chum màu tm tím. Mỗi đóa hoa nho nhỏ xinh xinh bằng hạt đậu, cũng có năm cánh xòe ra tựa như chén ngọc lưu li. Khế ra hoa vẫy gọi đàn ong bay đến tìm mật từ tinh mơ đến chiều ta. Gốc khế tròn to như cái cột đình bằng gỗ lim. Từ độ cao trên hai mét, cây khế trổ ra ba bốn cành. Cành mẹ, cành con, cành anh, cành em mọc chi chít. Lá khế xanh mượt hình bầu dục bằng vỏ hến, vỏ trai, mọc đối xứng trên những cành, những nhánh nhỏ. Cành khế rất giòn, dễ gãy. Bố mẹ cấm các con trèo khế. Bà vẫn nhắc: “Hóc xương gà, sa cành khế - nguy hiểm lắm”.
Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu với khế thật đậm dà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây nhà lá vườn, dâm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn. Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười rúc rich xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên rủi vi ta min C không ngon bằng!”.
Đến tháng chạp mà trái chín vàng ươm vẫn lủng lẳng trên cành khế. Không có phật thủ bày mâm ngũ quả trong ba ngày Têt, mẹ em đặt ba quả khế to rõ đẹp thay thế vào. Vừa bày vừa ngắm nghía mâm ngũ quả, mẹ hài lòng lắm.
Cùng với cây nưởi, cây cam, cây chanh, cây khế tỏa bóng sai quả là vẻ đẹp của mảnh vườn nhà em. Cây khế bình dị, quê kiểng được bố mẹ chăm bón tốt tươi. Những trái khế vàng ngon lành, mọng nước là sự dâng hiế, đền đáp đầy tình nghĩa của cây cỏ đối với con người. Mùa hè đứng dưới gốc cây nhìn lên những trái khế chín trên cành cao, em càng yêu mảnh vườn của bố mẹ, càng thấy gắn bó, nâng niu đối với hai cây khế, cây của ông trồng, cây của anh chiết.
Vị khế chua vườn nahf làm em bâng khuâng nhẩm lại vẫn thơ của Đỗ Trung Quân:”Quê hương là chum khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Vị khế vườn nhà nhắc nhở em hoài, nhắc nhở em mãi: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bài làm
Khi em lên lớp hai, bố trồng một cây vú sữa gần cổng nhà. Ba năm qua đi, cây vú sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt. Năm nay,khi gió heo may tràn về, đó cũng là lúc cây vú sữa đong đưa theo gió những trái tròn bóng, xanh tươi.
Cây vú sữa cao hơn bốn mét, tán lá xoè rộng, che mát một góc sân. Thân cây to bằng một bắp đùi người lớn. Lên cao, thân cây thon nhỏ lại, đâm cành, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại.Cành vú sữa giòn, dễ gãy nên nếu cành nào sai quả, bố em phải dùng cây dựng lên đỡ cành. Trái vú sữa trắng bóng, tròn trịa, lúc lỉu trên cành như hàng trăm quả banh chuyền màu trắng xanh đang chuyển dần sang màu trắng ngà, có trái mang màu trắng như màu của hạt ngọc trai. Cây vú sữa sai trĩu trịt, đu đưa theo gió. Bầu sữa của cây, nom thật thích mắt. Lá vú sữa hơi cứng, có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng, thẫm màu, mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu. Bẻ một lá vú sữa, nhựa của lá có thể làm bỏng rát da tay. Nhựa vú sữa dính chặt như keo vậy.
Vú sữa phải để chín trên cây mới hái ăn được. Vú sữa không giống những loại cây ăn quả khác chớm già là hái ăn được. Vú sữa phải để chín bóng mới hái vì nếu hái non, quả đầy mủ nhựa không ăn được. Vú sữa chín, lăn trái cho hơi mềm tay hẵng cắt ra ăn. Thịt của quả có hai phần rõ rệt. Thịt trong và dai bao bọc lấy hạt màu đen ở giữa quả, được bao bọc bởi một lớp thịt dày, mềm và rất ngọt ở bên ngoài. Vũ sữa là loại trái cây có tính nóng, không nên ăn nhiều một lúc dù trái của nó rất ngon.
Chỉ có một cây vú sữa mà nhà em có trái cây tươi ngon dâng tổ tiên và làm quà biếu cho anh em, xóm giềng. Bố em vun gốc cho cây rồi bón phân ka-li, tưới nước đều đặn nên cây sai quả, trái lớn, tròn, đẹp, ngọt ngon. Chiều mát, em đứng ở hiên nhà nhìn cây vú sữa bồng bế lũ con tròn bóng của nó thật thích mắt.
Em rất thích cây vú sữa bố trồng, nhất là lúc nó đang sai quả. Phụ tưới cây với bố là niềm vui của em. Bố em cũng rất vui khi hai cha con lúi húi chăm cây trái. Cây vú sữa vừa cho trái ngon, vừa che mát sân nhà. Gió reo, lá cây vú sữa trò chuyện cùng nhau, cành lá lao xao. Cảnh quê thanh bình thật yên ả.
Nguồn : VnDoc.com
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon.
Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.