K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2016

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.

Mùa hè có ánh nắng tháng Năm, tháng Sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên.

Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới.

14 tháng 4 2017

Tham khảo néh bạn.Chúc bạn học tốt

Tả lại một buổi trưa hè nắng gắt trên quê hương em. ( Help ... - Hoc24

6 tháng 4 2016

VNEN hả

6 tháng 4 2016

ờ bạn. Rồi sao? biết k? haha

14 tháng 4 2016


Bài làm 1

Buổi chiều trên bãi làng Chanh

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…



Bài làm 2

Chiều về nơi làng Đồi quê em

Làng em ở vùng bán sơn địa. Mười năm lại đây nhờ “ Tết trồng cây” mà tất cả các đồi trọc đều được phủ một màu xanh bát ngát. Con sông Thuồng Luộng uốn khúc, ôm lấy xã Bình Minh quê em.

Cảnh buổi chiều nhất là những buổi chiều hè ở quê em thật đáng yêu, đáng nhớ. Nhờ chăn nuôi phát triển, gia đình nào cũng có ba bốn con trâu bò. Anh Lý – triệu phú làng Đồi – có một đàn bò 38 con ; năm nào anh cũng xuất chuồng một tá, thu về mấy chục triệu. Hình ảnh đàn bò, cổ đeo mõ, nối đuôi nhau đi về thôn trong tiếng tù và khi mặt trời lặn xuống sau đồi. Con Gà là một hình ảnh thân thuộc, yên vui thanh bình. Lũy tre của bác Năng rộng hơn ba mẫu, lũy tre ken dày, chiều đến có hàng nghìn con cò trắng đi ăn đồng xa kéo về tụ hội. Có nhìn thấy đàn cò dang rộng đôi cánh trắng, xếp hàng cánh cung bay lượn trên lũy tre làng, trên sông Thuồng Luồng mới cảm giác vẻ đẹp hữu tình của buổi chiều quê hương em.

Chiều nào đi học về, chúng em cũng dừng lại bên bờ sông say sưa ngắm nhìn các lồng cá, những con thuyền nan tung chài, những thuyền chở hoa trái, rau màu xuất bến. Và khi tiếng chuông chùa Bồng ngân buông, chúng em mới rảo bước về nhà. Hôm nào, em cũng cảm giác trong cặp sách em có tiếng nghé o, tiếng tù và, tiếng chuông chùa, sắc trắng của cánh cò ấp ủ, được em mang về nhà. Em càng thấy hồn em rung động một tình quê ấm áp vơi đầy.

14 tháng 4 2016
Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra tự bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà.

Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật lạ, nhưng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, nắng làm phô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xức bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên…

Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ …

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương.

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình giũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm.

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hoà lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hoà âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hoá chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình.

Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ.

“Quê tôi sớm tinh mơ tiếng gà gọi, cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi..
Quê tôi có cánh diều vi vu, xa xa luỹ tre làng
Trưa trưa dưới mái đình rêu phong, là bóng mát ngày thơ
Quê tôi có cánh đồng bao la, thơm hương lúa lên đòng
Liêu xiêu mái tranh nghèo đơn xơ, trở về nhé tuổi thơ tôi…”
__________________
"Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa" 
22 tháng 4 2016

Tả con voi trong vườn bách thú:

Những bước chân chậm rãi nhưng to lớn, những tiếng xịt nước:"khịt,...khít"..chắc chắc chỉ có chú voi thôi..


Da chú nhăn nheo, hơi sần sùi. Da của chú có màu xám trông như ai tô màu lên người chú. Trông chú từ xa như một tảng đá khổng lồ ở trước mắt em.
Đầu chú lắc lư trông rất đáng yêu, có một đặc điểm rất kỳ lạ trong thế giới loài vật là cái vòi của chú - cái vòi sen tắm mát. Cái tay của chú để mỗi khi cu cậu ăn mía(món khoái khẩu của chú). Cái tai của chú mềm mại, hay dỏng lên như đang nghe ngóng gì đó. Tai chú to bằng chiếc quạt nan của bà em. Thân chú to lớn, béo núc ních như bạn Quý Long lớp em. Chân chú to, sừng sững như cột đình đủ để đỡ thân hình to lớn của chú. Cái đuôi chú phe phẩy, có một túm lông như cây chổi quét nhà.


Hàng ngày chú ta ra hồ tắm mát, sau đó chú về chuồng thưởng thức những cây mía ngọt lành.


Voi là loài thú hiền, rất giúp ích cho con người. Mọi người cần chăm sóc tận tình, bảo vệ nó hơn.

22 tháng 4 2016

1.a) Lần nào trở về với bà ,/ Thanh / cũng thấy bình yên và thong thả như thế.

                 TN                         CN                          VN

b) Trong vườn /, lũ chim / bay lượn ríu rít.

          TN               CN           VN

 c) Ở bên sườn núi, / cây cối / như tươi xanh, um tùm hơn.

              TN                  CN                    VN

2. Hôm nay ngày chủ nhật, mẹ đưa em và bé Bi vào Sở thú chơi. Từ xa em đã nhìn thấy một tấm biển treo trên đó có hàng chữ: “NƠI Ở CỦA CÁC CHÚ THỎ CON”, em và bé Bi dắt tay chạy vội đến xem. Đây là vương quốc của các loài thỏ, có rất nhiều loài thỏ khác nhau, con thì tai rất dài, có con tai lại ngắn, đốm đen … Nhưng em thích nhất là chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông. Cái mõm của chú nhòn nhọn luôn động đậy. Cái mũi đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc ở hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn. Hai tai nó to như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: “Thỏ là giống vật nghe rất tinh, rất xa”. Có một điều đặc biệt là khi muốn bắt thỏ chỉ cần cầm hai tai xách bổng lên là nó co cả mình và bốn chân lại. Làm như rất dễ xem thỏ béo hay gầy. Chú thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Người chăm sóc vườn thú vừa mới tung bó rau vào là chú đã sà vào ăn ngay. Vừa ăn vừa tròn xoe đôi mắt nhìn mọi người. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một mẫu đuôi ngắn tí tẹo luôn ngo ngoe. Mải đứng ngắm bên chuồng thỏ, em không nghe thấy tiếng mẹ gọi. Đến khi một bàn tay đập nhẹ vào vai em, em giật mình, hóa ra mọi người đang chuẩn bị đi xem các con thú khác. Ra về, hình ảnh của các chú thỏ con xinh đẹp, đáng yêu vẫn lởn vởn ở trong tâm trí em. Em sẽ nói với mẹ cho em nuôi một chú thỏ xinh đẹp như chú thỏ ở trong Sở thú.

 

13 tháng 4 2016

 Đang giữa mùa hè oi ả của thành phố nhộn nhịp, tôi nhớ da diết buổi trưa ở quê tôi, những buổi trưa không ngủ, lén mẹ ra đầu làng đùa nghịch cùng lũ bạn. Những buổi trưa dưới khóm tre đầu làng ấy ghi sâu trong kí ức tuổi thơ tôi “Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..”
 Làng tôi nằm bên bờ sông Ba, một trong những con sông lớn nhất miền Trung. Có thể nói, quê tôi là một vùng đất trù phú của miền Trung. Quê tôi có những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu do sông Ba tắm mát phù sa. Nhưng khí hậu quê tôi cũng khắc nghiệt như bất cứ nơi nào trên dãi đất miền Trung này. Mùa đông thì bão lụt triền miên. Mùa nắng thì thiêu đốt bởi những trận gió Lào nóng bức. Thế nên những lũy tre làng có thể xem là lá phổi xanh của quê tôi. Có ngồi dưới lũy tre đầu làng mới có thể quan sát và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê tôi.
 Từ lũy tre đầu làng này, chúng tôi có thể nhìn thấy dòng sông Ba uốn khúc như con rắn khổng lồ trườn xuống uống nước biển Đông. Nằm trên bờ biển Đông là thành phố Tuy hòa, thành phố trẻ của quê tôi đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhịp sống sôi động của thành phố thể hiện ở
những ngôi nhà cao tầng, ở những dòng người và xe tấp nập. 
 Quê tôi nằm ở ngoại vi thành phố. Cách chỉ mấy cây số thôi, mà dường như cái sôi động của thành phố không ảnh hưởng gì đến không khí êm đềm của quê tôi. Gió từ biển Đông thổi về, đồng lúa xao động từng đợt như những con sóng xanh. Lúa đang thì con gái, tươi tốt mỡ màng báo hiệu vụ hè thu của quê tôi sẽ bội thu. Giữa trưa, trời trong xanh, những đám mây trắng, mỏng manh như dãi lụa lửng lơ trôi theo chiều gió. Trên con đường xã lộ, thi thoảng lắm mới có chiếc xe vụt qua. Ai nấy cũng như vội vã tránh khỏi con đường nắng rát ấy để về đến đầu làng, được che mát dưới những khóm tre xanh.
 Dưới bóng mát của những khóm tre ấy, bọn trẻ chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Nào là rượt bắt, nào chơi bắn bi… Chơi chán, chúng tôi ngồi trầm ngâm ngắm cảnh như những “ông cụ non”. Bóng tre trùm mát rượi lên chúng tôi, những cành lá xao động rì rào theo gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho bọn trẻ chúng tôi. Những bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kỳ dị trên mặt đất. Từ trong xóm, tiếng gà trưa vang lên như báo thức mọi người chuẩn bị công việc buổi chiều.
 Xa quê, theo ba mẹ vào thành phố sinh sống, nhưng hình ảnh quê hương với những khóm tre làng như sống mãi trong lòng tôi. Những buổi trưa bức bối giữa lòng thành phố lớn, tôi lại thèm được ngồi dưới bóng tre, thèm được hưởng làn gió mát quê nhà.

9 tháng 4 2018

Mình rất thích bài viết này banhqua

 

2 tháng 4 2016

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… 

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.


 

10 tháng 4 2016

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngường mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe ngẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà không lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai đó y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa.

Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khồng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó không hung dũ, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

10 tháng 4 2016

Em đang cần gấp ạ!

20 tháng 3 2019

Mỗi buổi sáng ,tôi thường theo ông ra vườn hoa chơi.Vườn hoa đó do chính ông tôi vun trồng bao năm nay .Buổi sớm ,những cô họa mi hót líu lo chào nắng mới.Ông mặt trời còn ngái ngủ nên những tia nắng không gay gắt mà ấm áp dịu dàng .Những giọt sương tựa như những em bé tinh nghịch đùa tên những chiếc lá xanh biếc . Tôi vươn vai hít thở bầu không khí trong lành.Bụi hoa hồng gai đã nở hoa đỏ chói thật đẹp ,những dàn hoa dâm bụt cũng khoe sắc.Ở đây ,tôi thấy thanh bình đến lạ .Chú thích :
Nhận hóa :cô họa mi hót líu lo chào nắng mới.,Ông mặt trời còn ngái ngủ
So sánh :Những giọt sương tựa như những em bé tinh nghịch đùa tên những chiếc lá xanh biếc

1 tháng 4 2016

hè như một bãi quãi chè,chè mát hè mát ,thạt tuyệt vờihihi

27 tháng 3 2016

a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre..

b- Thân bài:

- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...

- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... 

* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.

c- Kết bài:

- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.

- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý. 

 

 

30 tháng 6 2018

Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

​Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

16 tháng 4 2016

 Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.

   Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

   Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

   Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

   Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

   Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.