K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2016

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: Tả ngoại hình:

Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao.

Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.

Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng.

Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động.

Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng….

Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông…….

Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác. Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe. Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như…..

KB: - Nhận xét về công việc của bác.

- Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người.

2 tháng 4 2018

ppap i have a cay lao. i have a con cong ahhhhhhh! lao cong hihihiha

Đề bài: Em hãy viết bài văn để nêu lên cảm nghĩ của mình về công cha nghĩa mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.

20 tháng 7 2018

bn chép mạng ak vậy thì mk ko cần đâu nhé

25 tháng 10 2018

Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.

bạn kham khảo vào những chi tiết chính là bạn sẽ viết thành được một đoạn văn

Chúc bạn học giỏi

bye

“Đố ai đếm được lá rừngĐố ai đếm được hết từng trời caoĐố ai đếm được vì saoĐố ai đếm được công lao mẹ già”            Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang...
Đọc tiếp

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

 

           Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.

           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, Mẹ em là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu. Vì nhiều năm cực khổ, vất vả nuôi em khôn lớn, mà đôi mắt đã có nhiều vết chân chim, làn da cũng sạm đi nhiều. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt cánh cửa của tâm hồn. Nụ cười mẹ không đẹp như những cô diễn viên, ca sĩ, nhưng đối với em đó là những nụ cười đẹp nhất trên đời. Đó là nụ cười khi thấy em ăn thật ngon, khi nhìn thấy em khỏe mạnh vui chơi. Là nụ cười khi em đạt được điểm cao trong kì thi ở lớp. Là nụ cười khi em sà vào lòng mẹ, thủ thỉ kể đủ chuyện trên đời. Những nụ cười giản dị ấy, khiến em bất giác cười theo. Thế nhưng, cũng có lúc, em thấy ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi mẹ bị khách đến mua đồ mắng là bán đắt, nhưng cũng cố cười xòa kẻo sợ mất lòng khách. Là khi, thấy em bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên em. Chính vì những điều ấy, mà em càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. Em chỉ mong mẹ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Để những nụ cười xinh đẹp ấy luôn xuất phát từ niềm vui thực sự.

      Để bảo vệ nụ cười như thiên thần ấy, em luôn nỗ lực hết sức mỗi ngày. Ở trường em là một học sinh chăm ngoan, nghe lời. Ở nhà em là đứa con hiếu thảo, biết phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Em làm tất cả những điều đó, để mẹ vui vẻ và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.Nhiều lúc em muốn mình cứ mãi là cô bé nhỏ xíu ngày nào, có thể cuộn tròn trong vòng tay mẹ, để được mẹ xoa đầu, kể chuyện. Nhưng lại có lúc, em muốn mình lớn thật nhanh, để có thể thay mẹ cáng đáng mọi việc, chở che mẹ giữa cuộc đời. Nhưng dù thế nào, thì nó cũng cũng chung một chiến tuyến: đó là tình yêu mẹ bất tận trong em.

 

mn ơi văn biểu cảm về mẹ như này đã ổn chưa cần bổ sung thêm gì nữa ko ạ?? mn giúp mik với

1
28 tháng 12 2021

bn cần xuống dòng mấy chỗ ở thân bài á 

Bn thấy cái nào cần thì xuống dòng

Ko thì thôi ổn rồi

 

18 tháng 11 2021

BPTT: So sánh 

Tác dụng: Làm cho câu ca dao thêm sinh động

Cho người đọc thấy công lao to lớn như núi biển của cha mẹ với con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ.

5 tháng 12 2019

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.

Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lâu ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:

‐ Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?

Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:

‐ Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.

Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:

‐ Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!

‐ Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đầu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi quý trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.

Chúc bạn học tốt ^^

5 tháng 12 2019

Trong xã hội có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, mỗi công việc lại đóng góp một phần cho sự phát triển của đất nước.Có một công việc tuy âm thầm và lặng lẽ nhưng hàng ngày đang giúp chomôi trường được xanh – sạch – đẹp hơn, đó là các cô lao công dọn dẹp đường phố.
Cô mặc một bộ quần áo màu xanh tím, đi đôi giày thấp, cô búi tóc cao, đội một chiếc mũ bảo hộ và chiếc khẩu trang chống bụi. Trang phục của cô gọn gàng, phù hợp với công việc lao động vất vả. Nghề của cô không được mặc những bộ quần áo đẹp đẽ, sang trọng nhưng công việc cô đang làm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sạch đẹp thành phố của chúng ta.
Hàng ngày, công việc của cô bắt đầu lúc khoảng 4 giờ chiều, cô lao công đẩy chiếc xe rác tới từng ngõ phố. Tiếng chuông reo của cô nhắc nhở mọi gia đình đem rác thải ra xe thu gom. Mọi người nhanh chóng thu gọn rác sạch sẽ và đổ rác đúng giờ quy định. Những giọt mồ hôi trên khuôn mặt cô hay ướt đẫm lưng áo trong nắng chiều oi ả, khiến em cảm thấy thương cô nhiều cô, Mỗi chiều ra đổ rác, em đều lễ phép chào cô và cô khẽ gật đầu, đôi mắt cô như ánh lên niềm vui với công việc của mình.
Khi đêm đã khuya và màn sương dần che phủ khắp các nẻo đường, mọi người chuẩn bị chìm vào trong giấc ngủ sau một ngày lao dộng và học tập mệt mỏi, công việc của cô lao công lại tiếp tục. Cô dùng một chiếc chổi dài để quét được nhanh hơn, chiếc chổi tre xào xạc vang lên dù đêm đông giá lạnh hay đêm hè oi bức. Những chiếc lá khô rơi rụng, chiếc vỏ bánh ai vô tâm vứt lại trên đường nhanh chóng được cô thu gom và dùng hót rác bỏ vào thùng. Quét đến đâu, cô đẩy chiếc xe rác tới đó. Khi chiếc xe rác đã đầy, cô sẽ đẩy đến nơi tập kết rác để chiếc xe môi trường chở rác về bãi thải của thành phố. Công việc của cô kết thúc cũng là khi ông mặt trời thức giấc, thả những tia nắng nhỏ xinh xuống con phố sạch sẽ tinh tươm.
Những ngày lễ tết, mọi người đều háo hức với những chuyến đi chơi xa hay bên gia đình sum vầy vui vẻ, em vẫn thấy cô lao công lặng lẽ với công việc quét rác và thu gom rác của mình. Bởi vắng cô một ngày, những con đường ngõ phố sẽ tràn ngập rác thải, bầu không khí sẽ không còn trong lành và sạch sẽ. Vì vậy, em mong mỗi người sẽ cùng có ý thức vứt rác đúng nơi quy định để các cô lao công bớt vất vả và mệt nhọc hơn.

Mỗi ngày trôi qua, các cô lao công vẫn miệt mài làm công việc của mình trên từng con phố. Em luôn thầm cảm ơn các cô đã không quản ngại vất vả gian khó để mang đến cho mọi người môi trường sống sạch đẹp và trong lành hơn.

22 tháng 10 2018

Có lẽ một phần vì tôi hay đi làm về khuya nên thường bắt gặp hình ảnh màu áo xanh thân thương các cô chú lao công. Họ cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ. Công việc gắn liền với màn đêm, cơ cực, nhưng trong sáng và đầy ý nghĩa.

Qua ánh mắt tôi không rõ họ già hay trẻ nhưng điều dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, chịu khó vô cùng. Bắt đầu công việc khi người khác chuẩn bị được một giấc ngủ ngon, khi thành phố vẫn còn đang say trong giấc nồng. Sau một ngày thành phố tạo ra bao nhiêu là rác. Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ có thế, còn những mối nguy hiểm của bóng đêm rình rập cũng thật đáng sợ, và còn biết bao những thiệt thòi chưa kể hết. Có những công việc khiến người phụ nữ chỉ được “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”.

Những tối ba mươi Tết khi mọi nhà đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên hay khi mọi người đón giao thừa đã trở về nhà, tôi lại thấy những chị lao công vẫn lặng lẽ quét trên đường. Ai không khát khao được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng nhưng thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhưng để cho mọi người được đón ngày đầu tiên của năm mới với không khí thật trong lành, với sự sạch sẽ và thắm tươi của muôn sắc hoa trên những con đường, người lao công đã sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình. Có những nữ lao công suốt mấy năm từ khi bước vào nghề muốn có một ngày được tự tay nấu và ngồi cùng chồng con ăn một bữa cơm tất niên trọn vẹn mà cứ hoài lỗi hẹn. Đấy là còn chưa kể những ngày đầu năm khi mọi người vẫn còn đang say sưa với xuân nồng, cùng nhấp môi chúc nhau li rượu ngày tết, những người lao công đã lại bắt đầu công việc của họ. Ngày lễ, ngày Tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công lúc này lại càng thêm vất vả. Khối lượng công việc tăng lên, họ phải làm thêm giờ mà không một lời nào ca thán.

Đành rằng ai cũng phải tham gia vào một nghề nào đó theo sự phân công của xã hội để cùng nhau lao động dựng xây đất nước bằng công sức của mình, nhưng tôi vẫn thấy thương những người lao công nhất. Có lẽ họ là những người đang tham gia vào nghề nặng nhọc và vất vả nhất trong các nghề vất vả. Họ làm việc thầm lặng và cơ cực biết bao. Khi cuộc sống càng hiện đại với dân số ngày một gia tăng, tất yếu lượng rác thải cũng sẽ ngày càng nhiều, nỗi vất vả của những người lao công chưa bao giờ dừng lại mà càng tăng thêm bội phần. Thật tuyệt vời khi ta biết được những con người ấy đã vượt lên khó khăn và luôn có trách nhiệm cao với công việc vì một môi trường trong sạch chung cho cả cộng đồng.

Những người lao công còn giúp tôi hiểu ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự hào biết bao khi tôi được biết nghề lao công tuy nghèo khổ nhưng vẫn có những người như là những người như chị Hòa, chị Oanh – những nữ công nhân ở công ty môi trường số 1- phường Ba Đình đã vui vẻ tìm trả lại cho người mất sợi dây chuyền vàng và điện thoại mà họ nhặt được khi đang làm việc mà không cần nhận tiền biếu cảm ơn của người bị mất. Có thể nói hầu hết những người làm nghề lao công đều có một gia cảnh nghèo giống nhau, nhưng đó lại là điều để ta thêm kính yêu và cảm phục về sự trong sạch, lương thiện ở nhân cách của họ. Từ những người lao động bình dị chân chính ấy, tôi lại nghĩ nhiều về cuộc đời này. Tại sao có những người nghèo khổ lại sống trong sạch đáng trân trọng đến thế mà lại có những kẻ khỏe mạnh thừa sức vóc lại giả dạng đi ăn xin, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật miếng cơm manh áo của người khác?

Những người lao công đã cho chúng ta bài học về sự cần cù trong lao động. Thật đúng như Bác Hồ đã từng nói nghề nào trong xã hội này cũng cao quý miễn mình sống bằng sức lao động của mình trong khuôn khổ pháp luật, chỉ những kẻ lười biếng chuyên ăn bám xã hội mới đáng xấu hổ. Không chỉ dạy ta tinh thần yêu lao động, người lao công còn cho ta bài học nhân cách làm người sống trung thực và một thái độ nhân ái “mình vì mọi người”. Họ chấp nhận những niềm vui nho nhỏ mất đi, sự ngọt ngào của giấc ngủ bị phá vỡ để đem đến một sự ngọt ngào khác lớn hơn cho tất cả mọi người. Đó là cái ngọt ngào được cảm nhận khi mỗi sớm mai thức dậy bước ra khỏi nhà ta được đi trên những con đường sạch sẽ thoang thoảng hương mộc lan, hay mùi thơm hoa sữa nồng nàn.

Câu chuyện những người lao công hôm nay gợi tôi nhớ về những tấm lòng cao cả mà tôi đã từng được học qua lời giảng ấp áp của cô giáo dạy văn khi cô dạy cho chúng tôi truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở chương trình ngữ văn cấp hai. Câu chuyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo nắng, , tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Anh phải chịu cảm giác “thèm người” làm công việc đó một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, phải cắt xén giấc ngủ của mình đối mặt với cái lạnh buốt nửa đêm trên núi để đảm bảo giờ “ốp” và thông báo về kết quả về “nhà” qua bộ đàm vào bốn giờ sáng, mười một giờ trưa, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Tôi lại nhớ đến bạn của anh một kĩ sư ở vườn rau Sa Pa ngày ngày vẫn thầm lặng đi thụ phấn cho từng cây su hào để nhân dân toàn miền Bắc có được củ su hào to và ngọt. Hay anh bạn mười một năm chưa một ngày rời cơ quan và không đi đâu tìm vợ để làm cho xong được bản đồ sét cho đất nước…. Tôi lại nghĩ về màu áo xanh của những thanh niên tình nguyện mỗi mùa hè lại lan tỏa khắp các vùng quê, và những bản làng xa xôi đem đến ánh sáng và nguồn vui cho biết bao đồng bào còn khó khăn. Họ và những người lao công thật đáng kính, đáng được cả xã hội này tôn vinh vì họ đã và đang sống với một tinh thần thật đáng trân trọng “mình vì mọi người”.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai?”, tôi thần tượng những người lao công vì họ đã gánh cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều gian khổ không thể nói hết bằng lời. Nhiều lúc bị cuốn theo nhịp sống xô bồ hối hả của cuộc sống hiện đại, mọi người cứ coi như sự hiện hữu của họ là phép mặc nhiên của cuộc đời. Xin một phút “sống chậm lại” để chúng ta nghĩ nhiề hơn về họ, chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Công việc quét rác tuy thật bình dị nhưng sự đóng góp cho môi trường thành phố thật lớn lao biết bao. Họ những người lao động lặng lẽ đang góp phần mang mùa xuân về cho đất nước.

Tôi vẫn nói vui với bạn bè: - Nếu “sạch sẽ là mẹ sức khỏe” thì những người lao công đều là “mẹ” của chúng ta đấy! Chỉ là nói vui nhưng cũng có lí chứ nhỉ. Ta biết yêu thành phố của mình bao nhiêu thì hãy biết thương những người lao công bấy nhiêu. Hãy cùng nhau tiếp sức cho họ bằng những việc rất nhỏ như đừng xả rác bừa bãi, gom rác gọn gàng, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định…, những việc này không khó và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Và ai đó ơi, bạn đã bao giờ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành trước khi thành phố bừng tỉnh chưa? Khi bạn hít một hơi thở trong lành, hãy nhớ tối hôm qua cô lao công đã quét thật khẩn trương chỉ với một mong muốn thật đơn giản là để khuôn mặt của con đường kịp tươm tất cùng bạn đón ánh bình minh. Một ngày mới nắng ấm lại tràn về thành phố, đường phố sạch trơn, những tia nắng buổi sớm khẽ luồn qua từng kẽ lá, tiếng người đi tập thể dục về, tiếng xe cộ vẫn còn thưa thớt, bạn hãy hít một hơi dài để không lãng phí một phút giây nào của buổi sớm, không bỏ lỡ cảm giác tất cả vừa tỉnh giấc. Vì sao bạn biết không? Đơn giản thôi, bạn có biết ước mơ thầm lặng của những người lao công là mong sao ai trong chúng ta cũng đã từng được một lần trải qua cảm giác này. Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để họ thấy hạnh phúc vì đã góp được một chút gì đó cho xã hội cho tất cả những người trong thành phố mà họ đang gắn bó yêu thương.

Nghĩ về những người lao công, tôi luôn có một ước mong nho nhỏ rằng, khi bình minh một ngày mới bắt đầu, được dạo bước trên những con đường sạch sẽ, được tận hưởng cảm giác trong lành mát mẻ của buổi sớm mai, xin ai đó đừng vô tâm thản nhiên coi như là điều mình đương nhiên được hưởng. Hãy nhớ rằng đằng sau đó là nỗi vất vả thầm lặng của những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh cho thành phố của chúng ta. Chúng ta mỉm cười trước một ngày khi đêm qua những giọt mồ hôi của người lao công đã rơi lặng lẽ. Chúng ta tỉnh dậy sau những giấc ngủ ngon lành khi họ vừa trải qua cuộc đối mặt với bụi bặm và bao nguy hiểm chực chờ. Một chút ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ đồng nghĩa với chúng ta đã nói được lời yêu thương đến công sức của những anh, những chị lao công đang vất vả ngày đêm vì môi trường thân yêu của chúng ta. “Chị lao công đêm đông quét rác” không chỉ là niềm yêu thương mà còn là mong muốn được đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trong xã hội. Tôi kính chúc các cô chú lao công luôn mạnh khỏe và cầu cho sự an lành sẽ luôn đến với những con người làm nghề đáng kính như các cô, các chú.

21 tháng 12 2018

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

11 tháng 12 2018

-Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc

-Đánh tan quân Tống xâm lược

-Lên ngôi vua năm 980-1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt

-Là một trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam