K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

b, Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối ưa nước… Cây chuối phát triển nhanh… Quả chuối là món ăn ngon

20 tháng 9 2017

- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, một trong những loài rau không thể thiếu dùng làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già làm thức ăn cho lợn, heo

- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng gói đồ cho các bà đi chợ

- Bắp chuối có thể ăn sống, luộc lên làm nộm hoa chuối rất ngon

10 tháng 10 2019

c, Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng

- Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”

- Chuối trứng cuốc - không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như trứng cuốc

- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây, uốn trĩu đến gốc cây

- Tác dụng: yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động đặc điểm cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối

13 tháng 2 2017

Đối với thể thơ tám chữ, người ta có thể gieo vần theo nhiều cách (vần chân, vần lưng) phổ biến nhất vẫn là vần chân (những chữ in đậm là vị trí gieo vần); được gieo liên tiếp, gián cách hoặc kết hợp cả hai

16 tháng 10 2018

Thể thơ tám chữ không bị bó về số dòng thơ, có thể tổ chức thành các khổ thơ (thường là khổ 4 câu); ngắt nhịp tự do, linh hoạt

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

5 tháng 7 2018

b, Sự khác nhau trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ

- Phân tích: làm rõ những khía cạnh của vấn đề

- Suy nghĩ: đưa nhận định, đánh giá về tác phẩm theo khía cạnh, góc nhìn, vấn đề nào đó

- Trình bày suy nghĩ về tác phẩm, nên sử dụng nhiều thao tác, trong đó có phân tích

3 tháng 11 2017

a, Đối tượng thuyết minh là cây chuối trong quan hệ đời sống của người Việt Nam chứ không phải cây chuối thuần túy loài thực vật

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có...
Đọc tiếp

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.” Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì ? Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao? Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha. Câu 2. (5 ,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ. Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

2
10 tháng 8 2023

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.”

BPTT: so sánh "sống được 100 năm, xem như là một bộ phim 100 tập"

Tác dụng: đóng vai trò bật nên suy nghĩ của tác giả về cách sống vui vẻ hạnh phúc lạc quan thay vì lúc nào cũng đau khổ mỏi mệt. Qua đó câu văn tăng nên giá trị diễn đạt hơn đến đọc giả.

Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Vì ý tác giả là sống và nỗ lực hết mình bằng hết tất cả thời gian công sức mình có được, tự tin vào bản thân, đốt cháy nên lòng đam mê và nhiệt huyết để từ đó cuộc đời ta thêm càng rực rỡ.

Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha.

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận "lòng vị tha"

+ Gam màu cuộc sống sẽ thật héo hắt im chìm nếu con người ta sống mà không có lấy tấm lòng vị tha, bao dung người khác.

Thân đoạn:

- Lòng vị tha là tấm lòng tha thứ, bao dung và thấu hiểu cho những lỗi lầm nhỏ hay khuyết điểm nhỏ của người khác.

- Lòng vị tha xuất phát từ tình yêu thương trong tâm hồn và trái tim của mọi người.

- Chúng ta cần có lòng vị tha trong cuộc sống vì:

+ Lòng vị tha là một giá trị đạo đức quan trọng giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp

+ Lòng vị tha giúp chúng ta hiểu và chia sẻ khó khăn, đau thương của người khác.

+ Giúp chúng ta có thể tha thứ, đồng cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. => tạo ra môi trường hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có lòng vị tha trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã có lòng vị tha chưa và mình thể hiện tấm lòng đó như thế nào qua việc gì?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

+ Lòng vị tha có khả năng lan tỏa và tạo ra một chuỗi hành động tốt đẹp. Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, họ có thể tiếp tục làm điều tương tự cho người khác hoặc giúp lại chính mình.

10 tháng 8 2023

Phần II:

Câu 2:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

Tuệ Lâm

ĐỌC HIỂU 2 (3.0 điểm)Đọc kỹ những câu thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịchChẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôiThương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áoAi đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhauNgày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đóCuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình anNgười người còn lầm than... sao lo riêng thân mình được...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU 2 (3.0 điểm)
Đọc kỹ những câu thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo
Ai đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhau
Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó
Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an
Người người còn lầm than... sao lo riêng thân mình được nữa
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
(Theo Youmed.vn, Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân, Bầu ơi thương lấy bí cùng)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
Câu 2. Trong hoàn cảnh khó khăn thời điểm dịch bênh Covid-19, chúng ta lại thấy
những điều cảm động nào?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo

Ai đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhau
Câu 4. Hai câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?

0