K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

"Phương trình" nào đưa ta về chung lối

"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi

"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi

Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước

Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ

"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ

"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

19 tháng 5 2021

`TK 123doc`

Khi chưa yêu hai đứa

Trống không có gì đâu

Niềm vui cũng không có

Không cả nỗi u sầu

Yêu rồi thành vô tận

Trời đất hóa mênh mông

Một tiếng chim nho nhỏ

Cũng vang lừng không trung

Hai số không ghép lại

Tạo nên dấu vô cùng

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Tham khảo : https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/3936-duc-tinh-gian-di-cua-bac-qua-mot-so-bai-tho.html

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

Tác giả

Tác phẩm

- Đoàn Giỏi: (17/5/1925 - 2/4/1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

Media VietJack

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ.

- Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam kể về việc hai cha con ông Hai rắn đến thăm nhà Võ Tòng. Tại đây Võ Tòng đã kể cho hai cha con nghe về sự kiện giết hổ, giết tên địa chủ của mình và Võ tòng làm những mũi tên tẩm độc để giết giặc và trao cho ông Hai.

 

An-phông-xơ Đô-đê:

Media VietJack

- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp.

- Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến.

- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…

- Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).

Buổi học cuối cùng: mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

 

 

 

Sơn Tùng:

Media VietJack

- Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở Nghệ An.

- Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.

Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

 

Guy-đơ Mô-pa-xăng:

Media VietJack

- Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX.

-Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), ‘‘ông bạn đẹp” (1885), “Núi orion” (1836)…

-Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quấn xâm lược.

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời. khi gặp chú thợ rèn Phi-lip, Xi-mông đề nghị chú làm bố mình. Khi được chấp thuận thì chú bé Xi-mông vui mừng, hạnh phúc.

17 tháng 10 2018

Trên mạng có đầy đó bạn

17 tháng 10 2018

PHƯỢNG HỒNG

Thơ: Quốc Phương

Cánh phượng hồng.. còn ép hoài trang vở

Mỗi hè về.. nỗi nhớ lại miên man

Tuổi thanh xuân.. lời thương ấy nồng nàn

Những kỉ niệm.. vẫn ngập tràn rung động

Nhớ ánh mắt.. nhìn nhau đầy thơ mộng

Tay đan tay.. sức sống cứ trào dâng

Hỏi vì sao.. lòng dạ thấy nâng nâng

Trống lồng ngực..dồn tầng mây thổn thức

Cánh phượng thắm.. trang giấy thơm mùi mực

Đã bao ngày.. vẫn rạo rực tình nồng

Xa xôi ơi.. mình có nhớ hay không

Vòng tay ấm.. giữa trời giông trở lạnh

Ngượng ngùng lắm.. khi hừng đông mưa tạnh

Vẫn ngả đầu.. bên cạnh với vòng tay

Cánh phượng hồng.. trang giấy trắng hôm nay

Là kỉ niệm.. của ngày đầu còn giữ

Dẫu vẫn biết.. chỉ còn trong quá khứ

Nhưng tình hồng.. và nghĩa cử ái ân

Trong tình yêu.. dù chỉ đến một lần

Còn nhớ mãi.. như người thân còn đó.





 

MÙA PHƯỢNG NỞ

Thơ: Quốc Phương

Tiếng ve sầu.. râm ran nghe nức nở

Để lòng ta.. bỗng nhớ tới một người

Quen từ khi.. phượng nở cánh rụng rơi

Sân trường đó.. rối bời bao kỉ niệm

Mùa hè ấy.. là mùa hè trải nghiệm

Của lứa đôi.. còn giấu giếm con tim

Để rồi sau.. mãi mãi chỉ kiếm tìm

Bao thương nhớ.. đắm chìm miền kí ức

Giờ tự trách.. còn tim thì thổn thức

Xa nhau rồi.. lại ước muốn thành đôi

Mỗi cánh chim.. theo hướng một phương trời

Ở nơi đó.. tim ơi đành lẻ bạn

Nay hè tới.. nghe ve sầu tản mạn

Chút hương tình.. còn lán lại yêu thương

Nỗi nhớ nhung.. từ thuở ấy tới trường

Bao kỉ niệm.. vấn vương mùa phượng nở.

Bài thơ về hoa Phượng
thơ hoa phượng vĩ và tình yêu tuổi học trò (ảnh: internet)


HÈ MỘNG
Thơ: Bùi Đức An

Dưới tàng phượng vĩ rộn ve ngân

Gió động vòm xanh Nắng trải gần

Đỏ thắm trên đầu màu lửa cháy

HÈ về khắp chốn dạ bâng khuâng.

Có phải tình ta tựa phượng hồng

Như màu lửa cháy rực trời không

Ve ngân da diết hè xao động

Vọng mãi trời xa sóng gợn đồng.

Anh muốn tình ta rực lửa hồng

Như màu phượng cháy thắm vòm không

Ve ngân tha thiết như hè gọi

Tấu bản tình ca đượm lửa nồng.

Phượng cháy đầy trời mãi ngóng trông

Ve ngân da diết động tim hồng

Anh về gom nhặt muôn màu nhớ

Ép rực trong lòng em biết không.





 

NHỚ MÙA PHƯỢNG VĨ

Thơ: Phan Hạnh

Nhìn hoa phượng vĩ trên cây

Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường

Hè về lưu luyến vấn vương

Chuyền nhau lưu bút thân thương trao lời

Cho dù xa cách đôi nơi

Những ngày hoa bướm vui chơi nhớ hoài

Đàn ve gảy khúc bên tai

Màu hoa đỏ thắm lắt lay tâm hồn

Cuộc đời biển cạn non mòn

Vẫn luôn nhớ mãi gót son dại khờ

Rượt nhau chạy nhảy ven bờ

Tim yêu rung động đến giờ chưa quên.

TRẢ LẠI EM MÀU PHƯỢNG VĨ

Thơ: Loan Lê

Trả lại em nhành phượng thắm ngày xưa

Hay thầm trách cơn mưa chiều bất chợt

Tiếng nỉ non ve sầu reo yếu ớt

Ngọn gió lùa rơi rớt cánh hoa bay

Từng hạ vàng vương vấn mắt mi cay

Trang nhật ký mơ say vùng kỷ niệm

Tay níu giữ cả trời mây loang tím

Ru giấc nồng xin đếm mãi thời gian

Bỗng chiều nay lòng quyến luyến mơ màng

Nhìn phượng vĩ bàng hoàng tầm mắt đợi

Một thời đã sóng tình dâng cao vợi

Những hẹn hò chới với đỉnh yêu đương

Tạ tình nhau từ đó biệt đôi đường

Em với anh hai phương trời thương nhớ

Tay góp nhặt niềm đau thời dang dở

Gói riêng sầu trăn trở phượng hồng phai.

thơ hoa phượng và tuổi học trò
thơ hoa Phượng và tuổi học trò (ảnh: internet)


MƠ VỀ MÙA HOA PHƯỢNG
Thơ: Sinh Hoàng

Nắng trải dài trên con đường phượng đỏ

Con đường tình còn đó dấu khắc ghi

Cành phượng trao em bằng mối tình si

Cả hai đứa như có gì e thẹn

Nâng cánh phượng anh trao em bẽn lẽn

Má ửng hồng cúi mặt chẳng nói chi

Cũng vậy thôi anh đâu có hơn gì

Muốn nói yêu em sao mà ấp úng

Anh ra đi vui đời trai gươm súng

Chốn biên cương gió núi quyện mây trời

Mang trong lòng đỏ tươi màu phượng vĩ

Màu tin yêu mơ hạnh phúc lứa đôi

Đường quân hành qua thôn bản xa xôi

Qua bao dốc bao đèo qua bao suối

Mang theo cả tấm tình em ngời ngợi

Chiều biên cương dâng nỗi nhớ vợi vời

Mơ lần về một ngày hè nắng mới

Dìu nhau đi trên con đường phượng rơi

Màu hoa đỏ màu tình yêu rực cháy

Phương thắm tươi phượng thắm bên trời.






NHỚ PHƯỢNG HỒNG
Thơ: Đặng Chấn Hưng

Hàng phượng vĩ rì rào trong gió

Nhắc ta về cái thuở xa xăm

Ngôi trường với những tháng năm

Đâu tà áo trắng đêm rằm xôn xao

Xa lớp học năm nào vẫn nhớ

Khi hè về nức nở tiếng ve

Gió chiều xào xạc bờ tre

Phượng bay tan tác đường quê rực hồng

Cứ cuối buổi ngóng trông tha thiết

Những đàn chim mải miết bay đi

Hình như có tiếng thầm thì

Mong về gặp lại mỗi khi hội trường

Chia tay đến vấn vương bịn rịn

Mối tình đầu đã hẹn đêm trăng

Nụ hôn trong gió kể rằng

Tình còn theo mãi tháng năm cuộc đời

Giờ đã ở một nơi xa lắm

Giữ trong lòng đỏ thắm phượng ơi

Tháng năm hoa nở rợp trời

Bâng khuâng nỗi nhớ lòng tôi đang về.


MÙA HẠ KỈ NIỆM
Thơ: Thanh Liêu

Hàng Phượng vĩ bên đường rực đỏ

Lòng bồi hồi lại nhớ mùa xưa

Tình đầu e ấp đong đưa

Gói bài thơ tặng khi vừa hạ sang

Những buổi đón đưa nàng chung lối

Bước lãng du hồ hỡi hoan ca

Dường như trời đất trăm hoa

Bên em ta ước đường xa lối về

Mưa mùa Hạ đam mê dâng ngập

Chụm mái đầu cùng nấp tán thưa

Tình say theo những giọt mưa

Lung linh như giấc ban trưa thắm nồng

Hái bao nhánh Phượng hồng ta tặng

Chiếc giỏ xe chở nặng yêu thương

Em cười tỏa ngát mùi hương

Ta cài cánh phượng se luồn tóc mây

Mùa yêu dấu chất đầy kỉ niệm

Mối tình đầu ta niệm khúc xưa

Mùa về xao động như vừa

Ngắm hàng Phượng vĩ tình thừa..đi hoang!

ảnh phượng hồng rực rỡ
Phượng hồng tuổi học trò (ảnh: internet)


PHƯỢNG
Thơ: Sinh Hoàng

Có một loài hoa chẳng ngát hương

Lung linh trong nắng rợp sân trường

Dãi dầu mưa gió, ươm nét đẹp

Huy hoàng rực đỏ gọi mùa thương

Không lộng lẫy, rạng màu tươi thắm

Chẳng kiêu sa, dung dị bình thường

Phượng Vĩ gọi hè ngân ve hát

Có kẻ buồn man mác tơ vương.

2 tháng 12 2017

“Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

=>  Hình ảnh con cà: Dù gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng như những đức tính của nhà nông quê ta. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm!

2 tháng 12 2017

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.    Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?

2.    Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.    Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

25 tháng 4 2017

1.

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...” (Phạm Văn Đồng

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). - “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...” (Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt).

2.

- Về mặt ngừ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngừ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:

+ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thây nhừng vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

25 tháng 4 2017

1.

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sông của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...”

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đên mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xà hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”

2.

- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn vãn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa: + Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

VỀ TIẾNG TA

Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng... mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, mà lòng thấy dào dạt lên những lời cám ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt giây trắng tinh đang om sòm những lời biêt ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếngnói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phúcuôdi cùng không được sống nữa, thì câu cuối đời của tôi vẫn cứ lại nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi. Tôi biết rằng, cái ngôn ngữ thừa tự tôi đang nói đang diễn viết ra đây, chính nó là kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại. Trong hương thừa hưởng đây, lẫn vào với vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông hà khai rừng, vỉ ruộng, mở cõi, giữ nước, chông giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ây, thấy bổi hổi bồi hồi, như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được. Có những lúc lại lẩn thẩn nghĩ dại dột rằng bây giờ tự nhiên mình lại mất trí, mà quen hết mà bay hết khỏi đầu mình chỗ kho tàng tiếng nổi Việt Nam này, thì có lẽ mình... mình sẽ phải chết mất. Nhưng không, không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ, cái tiếng nói Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được. Có chết, càng vẫn nhớ. [...]

6 tháng 6 2017

Bài thơ : Tiếng Việt

(Lưu Quang Vũ)

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng

Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya

Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa

Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi

Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ

Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt...”

Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương

Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót

Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển

Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình

Một số bài viết về đức tính giản dị của Bác Hồ :

+ Đôi dép của Bác Hồ - đức tính giản dị

+ Bài học về giản dị và tiết kiệm

+ Sinh hoạt giản dị của Bác

+ Chú sang xông nhà cho Bác

+...