Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer:
1: Tiếng đồn con gái Nam Diêu
Làm giỏi hát giỏi, mĩ miều nước da
Tiếng đồn con trai Thanh Hà
Nói năng lịch thiệp như là văn nho
2:Phú Chiêm ăn cá bỏ đầu
Thanh Hà xách dọc xỏ xâu đem về
3:Dẫu em mình ngọc thân ngà
Lấy chồng Thanh Hà phải gánh phân heo
4:Ngã tư nơi hẹn chốn hò
Gặp nhau liếc mắt dặn dò đôi câu
Chàng đưa thuốc, thiếp trao trầu
Thắm tình Cẩm Lệ, mặn vôi Thanh Hà
5:Thanh Hà bước đến Lai Nghi
Thăm bác với chú, thăm dì với cô
Còn người ở tại Cẩm Phô
Sang năm sẽ chỉ đường vô tận nhà
6:Trai Cẩm Phô chưa xô đã ngã
Gái Thanh Hà chưa gả đã theo
7Nhất Phước Kiều đám ma
Nhì Thanh Hà nhà cháy
8:Thanh Hà vẫn gạch bát nồi
Thuốc thơm Cẩm Lệ mấy đời lừng danh
1.
Con trâu là đầu cơ nghiệpCâu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp2.
Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng cònCâu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.3.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng bay vừa thì râm.Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.4.
Đầu năm gió to, cuối năm gió bấcCâu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.5.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tốiĐây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.6.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụtNgày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )7.
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".8.
Gió thổi là đổi trời.Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.9.
Giàu đâu những kẻ ngủ trưaSang đâu những kẻ say sưa tối ngày.Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.10.
Kiến đen tha trứng lên caoThế nào cũng có mưa rào rất toLoài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này
1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
1.Một mặt người bằng mười mặt của
Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.
Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …
5. Không thầy đố mày làm nên
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.
Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
6. Học thầy không tày học bạn
Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.
Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.
7. Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.
Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.
10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
- chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
- chuối sau câu trc
-chắc rễ bền cây
- cây chạm lá cá chạm vây
- con trâu là đầu cơ nghiệp
- chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
- rét tháng ba bà già chết cóng
- mưa chẳng qua ngọ , gió chẳng qua mùi
- vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
- tức nước vỡ bờ
- gió thổi đổi trời
- sáng mưa trưa lạnh
- ráng mỡ gà thì gió , ráng mỡ chó thì mưa
- nắng chóng trưa, mưa chóng tối
- chiêm xấp tới, mùa đợi nhau
- ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
- nắng tốt dưa , mưa tốt lúa
- trời đang nắng , cỏ gà trắng thì mưa
1.Một mặt người bằng mười mặt của
Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.
Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …
5. Không thầy đố mày làm nên
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.
Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
6. Học thầy không tày học bạn
Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.
Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.
7. Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.
Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.
10.Cá không ăn muối cá ươn,
Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
tham khảo
- chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
- chuối sau câu trc
-chắc rễ bền cây
- cây chạm lá cá chạm vây
- con trâu là đầu cơ nghiệp
- chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
- rét tháng ba bà già chết cóng
- mưa chẳng qua ngọ , gió chẳng qua mùi
- vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
- tức nước vỡ bờ
- gió thổi đổi trời
- sáng mưa trưa lạnh
- ráng mỡ gà thì gió , ráng mỡ chó thì mưa
- nắng chóng trưa, mưa chóng tối
- chiêm xấp tới, mùa đợi nhau
- ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
- nắng tốt dưa , mưa tốt lúa
- trời đang nắng , cỏ gà trắng thì mưa
Vụ mùa cấy cao, vụ chiêm cấy trũng.
- Nắng tốt dưa,mưa tốt lúa.
- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây.
- Phân tro không bằng no nước.
- Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
- Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
- Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.- Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
- Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.
- Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hoà cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.
- Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con.
***
Tháng Chạp thì mắc trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng Ba cày bở ruộng ra,
Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng.
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa...
Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa,
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh.
Tháng Tám lúa giỗ đã đành,
Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người.
Khó khăn làm mấy tháng trời,
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông!
Cắt rồi nộp thuế nhà công,
Từ rày mới được yên lòng ấm no.
***
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Sáng ngày đem thóc ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm, ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về.
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê.
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai.
Ruộng thấp đóng một gầu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề ,
Trông thời trông đất trông mây ,
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm ,
Trông cho chân cứng đá mềm ,
Trời thanh biển lặng mới yên trong lòng .
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ,
Cái cày vốn nghiệp nông gia ,
Ta đây trâu đó không mà uổng công .
Mai sau lúa tốt đầy đồng ,
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .
Tục ngữ:
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+Nước đổ đầu vịt
+Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
+Nói có sách,mách có chứng
+Vung tay quá trán
=>Trong tất cả các câu tục ngữ vừa tìm được, em thích nhất câu''Vung tay quá trán'' vì nó có ý nghĩa ám chỉ về việc chi tiêu hoang phí,tùy tiện của một số người.Câu tục ngữ gợi cho ta liên tưởng đến một hình ảnh đẹp''Ném tiền qua cửa sổ''
Mình tích câu này :Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Người ta đi cấy lấy công ,
Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề ,
Trông thời trông đất trông mây ,
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm ,
Trông cho chân cứng đá mềm ,
Trời thanh biển lặng mới yên trong lòng .
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ,
Cái cày vốn nghiệp nông gia ,
Ta đây trâu đó không mà uổng công .
Mai sau lúa tốt đầy đồng ,
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .