Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
oạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều
Bố cục
Xem thêm Bố cục Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
Nội dung chính
Xem thêm Nội dung chính Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
1. Chuẩn bị
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý
+ Văn bản biết về vấn đề gì?
+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?
+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ
- Ở văn bản này người viết muốn thuyết phục người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nhân dân cực khổ lầm than.
- Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng sau:
+ Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều à đây là con người nhạy cảm, dễ xúc động.
+ Nguyên nhân do khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là do thiếu tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh qua các dẫn chứng cụ thể, cha mất năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng khinh miệt, ruồng bỏ nên lấy chồng mới lại hay đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt
- Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, dân lao động. Được tác giả chứng minh qua tuổi thơ phải tiếp xúc cùng những hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi thì nhập hẳn vào cuộc sống đó được thể hiện cụ thể qua ngoại hình và cung cách sinh hoạt.
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
Trả lời:
Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh
1. Cuộc đời
- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
- Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
2. Sự nghiệp
- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.
- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
3. Những tác phẩm tiêu biểu
- Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.
- Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.
Trả lời:
- Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.
Trả lời:
- Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
Trả lời:
- Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng
Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?
Trả lời:
- Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông
Trả lời:
- Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?
Trả lời:
- Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.
b. Sau khi đọc
Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ
- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”
- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”
Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?
Trả lời:
- Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi
+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước
+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...
+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”
Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?
Trả lời:
- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.
- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông
Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?
Trả lời:
- Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.
- Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ
Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.
Trả lời:
Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.
I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN
1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?
Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.
Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại
Trả lời:
Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.
- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
Trả lời:
Những trường hợp cần viết đơn là:
- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.
- Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.
- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.
II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?
Trả lời:
Qua hai mẫu đơn ta thấy:
* Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.
* Khác nhau:
- Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.
- Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.
* Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:
- Quốc hiệu
- Tên đơn
- Tên người viết đơn
- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn
- Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
- Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.
- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.
- Đơn trình báo việc mất xe -> gửi đến Công an gần nhất (chẳn hạn công an phường, thành phố, …)
- Đơn xin học lớp ngoại khóa nhạc, họa ở trường -> gửi đến BGH nhà trường và thầy Hiệu trưởng.
- Đơn xin kiểm điểm bản thân về hành vi ồn ào trong lớp học -> Gửi đến Thầy giáo và Ban cán sự lớp.
- Đơn xin nhập học trường mới -> Gửi đến BGH và thầy hiệu trưởng trường mới.
ai biết soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng việt)ngữ văn 6 tập 2 trang 41 không
giúp tui với
Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:
a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:
Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.
Câu 4:
Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.
Câu 5: Điền ? , ~
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Câu 6: Các câu được sửa như sau:
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
Trả lời:
Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
Tham khảo
Đề bài:
Một câu chuyện có thể được nhiều chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã đọc có thể được kể lại như thế nào. Nhập vai vào một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?
Trả lời:
Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:
MB:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
KB: Lời kết khi giới thiệu xong.
b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
MB:
– Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
c. Kể về gia đình mình.
MB:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
TB:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
d. Kể về ngày hoạt động của mình?
MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.
1. Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,
Thân bài:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
Mở bài:
– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
Thân bài:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
Kết bài:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
3. Kể về gia đình mình.
Mở bài:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
Thân bài:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
4. Kể về ngày hoạt động của mình?
Mở bài:
Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
Thân bài:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Khi đăng câu hỏi trên Olm, em cần trích dẫn văn bản lên diễn đàn em nhé. Như vậy mọi người mới hiểu được nội dung của văn bản và hỗ trợ em được tốt nhất.