K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2020

Thích soạn j thì soạn

9 tháng 9 2020

Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu ... nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

- Phần 2 (tiếp ... cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

- Phần 3 (tiếp ... lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

     + Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

Câu 2 (trang 22 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:

- Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

- Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Câu 4 (trang 23 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:

- Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

- Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ bụi tre để diệt giặc:

- Chi tiết này thể hiện sự ứng biến kịp thời, thông minh của Thánh Gióng trong khi diệt giặc

- Sức mạnh, tinh thần kiên cường có thể khiến con người ta làm nhiều điều phi thường.

Bài 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:

- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng

- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

1 tháng 9 2019

I. TÓM TẮT TRUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn:

- Đoạn 1, từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.

- Đoạn 2, tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Scm Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.

- Đoạn 3, phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với các thời đại vua Hùng, gắn với công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.

2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.

Trả lời:

Nhân vật chính trong truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

* Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.

- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:

- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.

- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.

- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.

LUYỆN TẬP

1. Từ truyện Sơn Tinh, Thủv Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng thêm hàng triệu héc ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn nó, quyết tâm chiến thắng. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới.

2. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

Một số tên truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau.

1 tháng 9 2019

I. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương thì Sơn Tinh và Thủy Tinh liền tới cầu hôn. Hai người đều tài giỏi nên vua không biết ai sẽ xứng với con mình hơn, thế là vua Hùng bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.

II. Đọc-hiểu văn bản:

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi thứ một đôi.

Nội dung: Vua Hùng thứ mười tám kén rể cho cô con gái Mị Nương.

Đoạn 2: Tiếp theo đến Thần Nước đành rút quân.

Nội dung: Cuộc thi tài của hai vị thần tài năng.

Kết quả: Thủy Tinh kiệt sức, Sơn Tinh đã thắng.

Đoạn 3: Đoạn còn lại.

Nội dung: Oán hận lâu dài của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.

- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở đầu lịch sử của dân tộc ta.

2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Trả lời:

- Nhân vật chính trong truyện là "Sơn Tinh""Thủy Tinh".

- Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:

Sơn Tinh: Có tài cao phép lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.

Thủy Tinh: Có tài lạ: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn.

3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

III. Luyện tập:

1. Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (có thể kể trước gương hoặc kể cho ai đó trong gia đình nghe).

Trả lời:

- Muốn kể chuyện diễn cảm thì bạn phải nắm vững các sự việc và xác định giọng điệu thích hợp.

+ Vua Hùng kén rể giọng hân hoan.

+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn giọng điệu ngạc nhiên.

+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể giọng điệu thể hiện sự băn khoăn.

+ Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh giọng điệu sôi nổi, dồn dập, hào hùng.

+ Kết quả trận đánh giọng trầm xuống, lắng đọng.

+ Đoạn cuối giọng chậm rãi.

2. Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

- Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho hàng trăm nước xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sảnh xuất của người dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí trở nên trong lành hơn.

3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

Trả lời:

- Một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết là: Sự tích dưa hấu, Hùng Vương chọn đất đóng đô, vua Hùng dạy dân cấy lúa, vua Hùng trồng kê tra lúa, Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh giầy, Con Rồng cháu Tiên, Trọng Thủy - Mị Châu,...

Chúc bạn học tốt!!!vui

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Con Hổ có nghĩa

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

+ Gõ cửa cổng bà đỡ

+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.

+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

+ Mắc xương, lấy tay móc họng.

+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

+ Tạ ơn một con nai.

+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Con hổ có nghĩa

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

→ Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

- Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

- Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

- Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

29 tháng 8 2019

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

* Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩa sau:

- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

LUYỆN TẬP

1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?

Trả lời:

Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.

Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.

2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.

Trả lời:

Học sinh kể lại với các yêu cầu sau:

- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.

- Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể

- Kể diễn cảm.

29 tháng 8 2019

I. Tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên:

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái làm hại dân lành và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao, bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.

Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở trên cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Trả lời:

- Những chi tiết kì lạ:

+ Lạc Long Quân mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

+ Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông.

+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

+ Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

- Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

+ Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn.

+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con.

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con:

+ Năm mươi con xuống biển với Lạc Long Quân, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

- Theo truyện thì người Việt là:

+ Con Rồng cháu Tiên.

+ Con cháu vua Hùng.

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.

Trả lời:

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết:

+ Không có thật.

+ Hư cấu.

+ Hoang tưởng.

- Vai trò của các chi tiết này trong truyện:

+ Làm cho câu chuyện hấp dẫn, lí thú. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi và ước nguyện đoàn kết của người Việt.

4. Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.

Trả lời:

- Ý nghĩa của truyện:

+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

+ Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

III. Luyện tập:

1*. Em biết những câu truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?

Trả lời:

- Những câu truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên là:

+ Truyện Quả trứng thiêng liêng của dân tộc Mường.

+ Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú.

- Ý nghĩa của sự giống nhau:

+ Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc.

+ Khẳng định về tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

+ Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa của các dân tộc.

2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.

Trả lời:

-Để kể lại câu chuyện truyền thuyết này em cần những lưu ý những điều sau để thể hiện cảm xúc tốt nhất:

- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.

- Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” \(\rightarrow\) Kể bằng giọng trầm.

- Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần”

thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” \(\rightarrow\) chuyển sang

giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng “than thở” của Âu Cơ, giọng

“phân trần” của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm

tự hào.

Chúc bạn học tốt!!!vui

5 tháng 10 2019

I. THỂ LOẠI, TÁC PHẨM

1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

3. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?

Trả lời:

Ếch tưởng bầu trời trên dầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể, bởi vì:

- Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ.

- Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.

- Hằng ngày ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

⟹ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan

2. Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?

Trả lời:

Êch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

⟹ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi

3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

Trả lời:

Những bài học rút ra từ truyện:

- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng.

- Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo thường bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng.

* Ý nghĩa của những bài học:

Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp không được kiêu ngạo, coi thường người khác mà luôn phải cầu thị trong cuộc sống.

LUYỆN TẬP

1. Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

Trả lời:

Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là:

- "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể".

- "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.

2. Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.

Trả lời:

- Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.

- Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: "Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta. ”

5 tháng 10 2019

Tham khảo:

Câu 1 (trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)

Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:

- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó

- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.

⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan

Câu 2 (Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn

- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

→ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi

Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Bài học từ truyện:

- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh

- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

Luyện tập

Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện ngụ ngôn này gồm hai phần:

- Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng

- Sự trả giá cho lối sống tự phụ, nông cạn

Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.

- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”

22 tháng 1 2018

Trang:thuộc về 5 Tự động thu/phóng Kích thước thực Độ vừa của trang Chiều rộng trang 99.41% 50% 75% 100% 125% 150% 200% 300% 400% Soạn bài Buổi học cuối cùng I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác- ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha- men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm  đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,... của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,...của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng. Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầy đủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
22 tháng 1 2018
Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

+ Trang phục: mặc bộ lễ phục

+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

+ Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

+ … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

+…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

+…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

Chúc bn học tốthihihihi

22 tháng 1 2018
Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

Câu 2 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi

a, Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế

- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi

+ Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

b, Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn

- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.

- Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé

Bài 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:

- Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ

- Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn

- Cây cối trơ trụi lá

- Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét

Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau

- Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)

- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

- Miêu tả nụ cười của mẹ

- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...

22 tháng 1 2018

Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.

15 tháng 11 2017

link soạn:

Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Soạn bài chân, tay, tai, mắt, miệng

15 tháng 11 2017

Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?

Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không. Thế là, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão. 2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng, v.v... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó.

Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điểu gì?

- Trong một tập thể, cộng đồng, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt, mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau, với nhau đê cùng tồn tại và phát triển. - Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là nhừng tính xấu cần tránh, cần phê phán.

18 tháng 9 2018

Bạn vào VietJack có đáp án đấy

18 tháng 9 2018

Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 6 sgk Lịch Sử 6): - Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?

Trả lời:

Nhìn qua thì chúng ta không thể nhận biết được mà phải dựa vào những kí hiệu, những quy định nào đó. Người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian.Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.

(trang 6 sgk Lịch Sử 6): - Hãy xem trên bảng ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?

Trả lời:

Bảng ghi có đơn vị thời gian là ngày, tháng, năm ; có 2 loại lịch là Âm lịch và Dương lịch.

Bài 1: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.(2017)

Lời giải:

Sự kiệnKhoảng thời gian tính theo nămKhoảng thời gian tính theo thế kỉ
Khởi nghĩa Lam Sơn(7-2-1428)5896
Chiến thắng Đống Đa - Quang Trung đại phá quân Thanh (30-1-1789)2283
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3-40)197720
Chiến thắng Bạch Đằng - Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên (9-4-1288)7298
Chiến thắng Chi Lăng - Lê Lợi đại phá quân Minh (10-10-1427)590

6