Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh lối sống và cấu tạo của thằn lằn với ếch đồng?
* Lối sống:
- Giống nhau:
+ Là động vật có xương sống
+ Có tập tính trú đông
+ Là động vật biến nhiệt
- Khác nhau:
Đời sống | Thằn lằn | Ếch đồng |
Nơi sống | Khô ráo | Ẩm ướt |
Thời gian hoạt động | Ban ngày | Ban đêm |
Tập tính trú đông | Trong hang đất khô | Ở nơi ẩm ướt, gần bờ ao |
Tập tính lối sống | Thường phơi nắng | Thường ở nơi tối, ẩm |
Hô hấp | Bằng phổi | Phổi và lớp da ẩm |
Sinh sản | Thụ tinh trong | Thụ tinh ngoài |
* Cấu tạo:
a) Cấu tạo ngoài:
- Ếch đồng có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
- Thằn lằn có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc.
+ Có cổ dài
+ Mắt có mi cử động, có nước mắt
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
+ Thân dài, đuôi rất dài
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt.
b) Cấu tạo trong:
1. Hệ hô hấp:
- Ếch đồng: Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp qua da
- Thằn lằn bóng: Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp.
2. Hệ tuần hoàn:
- Ếch đồng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) 2 vòng tuần hoàn. Máu pha trộn nhiều hơn
- Thằn lằn bóng: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha.
3. Hệ thần kinh:
- Ếch đồng: Não trước và thùy thị giác phát triển; tiểu não kém phát triển. Hành tủy, tủy sống
- Thằn lằn bóng: 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy. Não trước và tiểu não phát triển=>đời sống và hoạt động phức tạp.
So sánh hệ tuần hoàn của chim bồ câu với thằn lằn và ếch đồng?
- Hệ tuần hoàn của ếch: Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim ba ngăn ==> máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa riêng biệt => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn.
- Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.
Chúc bn hx tốt!
Đáp án D
Có 4 phát biểu đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn
Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
- I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
- II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng
Chọn đáp án D. Có 4 phát biểu đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn:
Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
þ I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
þ II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
Đáp án: D
Có 4 phát biểu đúng.
Sơ đồ lưới thức ăn:
Dựa vào lưới thức ăn ta thấy:
- I đúng vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu thức ăn nên sẽ giảm số lượng.
- II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hâu bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng.
* Các loài trong tự nhiên đẻ nhiều trứng thường là những loài có hiệu suất thụ tinh thấp, trứng đẻ ra gặp phải nhiều bất lợi của môi trường, xác suất gặp nhau giữa trứng và tinh trùng thấp nên việc đẻ nhiều trứng giúp duy trì nòi giống cho loài.
- Cá sống ở dưới nước, quá trình thụ tinh hoàn toàn diễn ra ở dưới nước, con cái đẻ trứng vào trong nước rồi con đực mới đi thụ tinh nên hiệu suất thụ tinh thấp, trứng dễ bị thất thoát do bị các loài khác ăn mất,... do vậy phải đẻ nhiều trứng.
- Ếch vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Con cái đẻ đến đâu con đực rưới tinh trùng đến đó. Mặt khác trứng được bảo vệ tốt hơn nên đẻ ít trứng hơn cá
- Tương tự thằn lằn thụ tinh trong nên xác suất trứng và tinh trùng gặp nhau cao hơn.
Tổng số tế bào được tạo thành từ nguyên liệu hoàn toàn mới là =19812 : 78 = 254. Số tế bào được tạo ra sau nguyên phân = 265 + 2 = 256=28.
→ Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái = 8 lần.
Số tế bào sinh trứng = 256 → Số tế bào trứng được tạo ra sau giảm phân = 256. Hiệu suất thụ tinh của trứng = 25%
→ Số trứng được thụ tinh = 256 x 25% = 64 = Số hợp tử được hình thành = Số tinh trùng được thụ tinh.
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = 3,125% → Số tinh trùng tham gia thụ tinh = (64 x 100): 3,125 = 2048 → Số tế bào sinh tinh cần thiết =2048:4 = 512 tế bào.
Đáp án C
Các câu II, III, IV đều đúng.
Câu I sai. Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên quần thể không phụ thuộc mật độ quần thể, chúng là các nhân tố không phụ thuộc mật độ.
Cấu tạo vỏ trứng số lượng noãn hoàng
Tập tính chăm sóc và bảo vệ con non