Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: sơ đồ tóm tắt tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam
Tham khảo
- Vị trí địa lí:
+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.
+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.
- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Tham khảo:
- Khí hậu Việt Nam có những đặc điểm:
+ Tính chất nhiệt đới
+ Tính chất ẩm
+ Tính chất gió mùa
- Khí hậu phân hóa theo độ cao, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế:
+ Đối với sản xuất nông nghiệp: Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
+ Đối với du lịch: Du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.
Tham khảo
- Khí hậu Việt Nam có những đặc điểm:
+ Tính chất nhiệt đới
+ Tính chất ẩm
+ Tính chất gió mùa
- Khí hậu phân hóa theo độ cao, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế:
+ Đối với sản xuất nông nghiệp: Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
+ Đối với du lịch: Du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.
Tham khảo
- Biểu hiện của tính chất nhiệt đới đảm gió mùa:
+ Tính chất nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm
+ Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió: gió mùa đông: lạnh, khô; gió mùa hạ: nóng, ẩm.
+ Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí > 80%.
- Liên hệ địa phương em: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
tham khảo:
-Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa, nắng nhiều, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới.
-Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 27 độ C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau: Hà Nội 23 độ C, thành phố Hồ Chí Minh 26 độ C, Huế 25 độ C.
-Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh phía Bắc, dao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau 12 độ C. Ở các tỉnh phía Nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khoảng 3 độ C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam.
Tham khảo
* Nguyên nhân:
- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.
- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.
* Gió mùa mùa đông:
- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Hướng gió: Đông Bắc.
- Biểu hiện:
+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.
+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
* Gió mùa mùa hạ:
- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Hướng: Tây Nam.
- Biểu hiện:
+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.
+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.
Tham khảo
- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:
+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.
- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:
+ Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..
+ Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…
+ Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…
Tham khảo
- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:
+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.
- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:
+ Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..
+ Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…
+ Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…