K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2020

   Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:

   - Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.

     + Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên.

     + Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con.

   - Hình thái của rễ thích nghi với chức năng:

     + Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước.

     + Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới

     + Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào.

     + Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.

22 tháng 4 2017

Trả lời:

Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

22 tháng 4 2017

Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

11 tháng 12 2018

Đáp án B

10 tháng 4 2017

Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:

* Hình thái của hệ rễ cây:

Quan sát hình 1.1. ta thấy:

- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.

- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:

    + Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.

    + Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.

    + Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.

    + Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.

- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.

- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:

    + Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.

    + Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

    + Áp suất thẩm thấu rất cao.

25 tháng 9 2019

Đáp án C

Đ/A: Các tế bào lông hút không tăng dần kích thước mà rễ cây tăng số lượng lông hút để tăng diện tích hấp thụ

24 tháng 1 2017

Đáp án C

Các tế bào lông hút không tăng dần kích thước mà rễ cây tăng số lượng lông hút để tăng diện tích hấp thụ.

14 tháng 12 2019

Đáp án B

Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là nhờ: rễ đâm sâu, lan rộng hướng nước, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.

30 tháng 1 2018

Đáp án A

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

18 tháng 2 2018

Chọn A.

Giải chi tiết:

Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

9 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá:

- Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch gỗ vận chuyển dịch mạch gỗ (nước, ion khoáng) từ rễ lên thân, lá.

- Tế bào mạch gỗ có cấu tạo dạng ống, vách tế bào được linhin (lignin) hóa: tế bào bền chắc, chịu nước, các phân tử nước dễ dàng bám lên thành mạch để di chuyển lên trên.

 - Khi chuyên hóa chức năng dẫn nước và ion khoáng, tế bào mạch gỗ là các tế bào chết: không có các thành phần tế bào (màng sinh chất, chất nguyên sinh, không bào,…) cản trở đường đi của dịch mạch gỗ → tăng tốc độ vận chuyển nước.

- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo kiểu đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá: tạo sự liên kết giữa các tế bào, giữa các phân tử trong dòng dịch với nhau.

- Các tế bào mạch gỗ xếp sát nhau, tế bào có các lỗ bên: thuận tiện vận chuyển dịch mạch gỗ từ tế bào này sang tế bào khác theo chiều ngang, hạn chế sự ngừng, tắc trong con đường vận chuyển và nâng cao hiệu suất vận chuyển.

9 tháng 4 2021

Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.
- Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào chết là quản bào và mạch ống
- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn vào đầu tế bào kia thành những ống
rỗng dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên trong dễ dàng
- Lỗ bên của ống này sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh => dòng mạch gỗ có thể vận chuyển
ngang từ ống này sang ống khác
- Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước