K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp cho nước ta thể hiện được lòng tự tôn dân tộc, thể hiện nước ta là một nước có chủ quyền, độc lập và không lệ thuộc vào Trung Quốc

4 tháng 2 2023

Những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước:

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.

- Ngô quyền thiết lập bộ máy chính quyền mới và cử các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng ở địa phương. 

-  Chế định triều nghi phẩm phục. (Quy định về lễ nghi, trang phục quan lại).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập:

- Chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc.

- Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô của đất nước. Tận dụng những thành quả của quá khứ và giảm thiểu thời gian, công sức đầu tư xây dựng một kinh thành mới, mà còn thể hiện một tinh thần nối lại quốc thống xưa.

- Ngô Quyền xưng Vương, chế định triều nghi, phẩm phục, đặt các chức quan cai trị từ trung ương đến địa phương đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc, đặt cơ sở cho các nhà nước quân chủ sau này.

4 tháng 2 2023

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

- Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”.

- Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

19 tháng 9 2023

tham khảo

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

- Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”.

- Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

4 tháng 2 2023

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”. Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

4 tháng 2 2023

a/ Giống nhau:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.

+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.

+ Chưa có luật pháp thành văn.

b/ Khác nhau:

– Tổ chức chính quyền nhà Ngô

+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.

+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.

– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:

+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.

+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.

+ Định ra luật lệnh (năm 1002).

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.

-Năm 939, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, đóng quân ở Cổ Loa(Hà Nội)

-Chính quyền mới do vua đứng đầu, ở dưới có các quan văn, võ phụ trách ở các mảng khác nhau

-Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại

-Ở địa phương thì vua giao các tướng lĩnh trấn giữ

-Văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục trở lại

4 tháng 2 2023

- Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ

+ Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc 

+ Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.

20 tháng 9 2023

* Những chính sách các vua thời Ngô, Đinh, Tiền Lê…

- Nhà Ngô:

+ Sau khi giành được độc lập, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở cổ Loa

+ Thiết lập bộ máy chính quyền mới từ trung ương đến địa phương

- Nhà Đinh:

+ Sau khi Ngô Quyền mất, năm 965 nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào thời kì “loạn 12 sứ quân”

+ Được sự ủng hộ của nhân dân, tong 2 năm 966-967, Đinh Bộ Lĩnh đã thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, lấy niên hiệu là Thái Bình

+ Ông cho đúc tiền “Thái Bình hung bảo” khẳng định vị thế độc lập của Đại cồ Việt

+ Thiết lập bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương

- Nhà Tiền Lê

+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta, đất nước lâm nguy, triều đình tôn Lê Hoàn lên làm vua lãnh đọa cuộc kháng chiến

+ Đầu năm 981, quân Tống đổ bộ sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến mai phục, chặn đánh địch.

+Quân Tống đại bại phải rút quân về nước. Nền độc lập của nước ta được giữ vững

+ Năm 981, Lê Hoàn lập nhà Tiền lê, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, thiết lập lại bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

* Đời sống văn hóa:

+ Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi

+ Chùa được xây dựng ở nhiều nơi như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ…

+ Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…