K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2016

Công lao của vua Quang Trung:

  1. Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
  2. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
  3. Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
  4. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
  5. Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao

=> Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại

16 tháng 4 2016

c,ơn bạn

 

 

30 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

31 tháng 3 2016

mk kiếm trên mạng nên nếu thấy ko chắc chắn thì bn lên tra lại nha

24 tháng 4 2016

dễ mà, mà sao lại nhanh

 

24 tháng 4 2016

Hơn 1000 năm đấu tranh, tổ tiên ta đã để lại :

- Lòng yêu nước 

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

29 tháng 2 2016

Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước:

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

 Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

banh

26 tháng 4 2016

Cải tạo nữa nha

26 tháng 4 2016

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. Chiếu khuỵến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm, "mùa màng ưỏ' lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.
 

15 tháng 3 2016

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

15 tháng 3 2016

tick cho tớ nha cậu leuleu

27 tháng 4 2016

 đây là câu hỏi địal í 7 nhé!!!! giúp mk vs nha thank you

27 tháng 4 2016

mk moi hoc lop 6 không giu dc ban roi

 

14 tháng 4 2016

_ Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh (qua dãy Trường Sơn), giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

-Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng TNXP phá bom, mở đường.

Các cô gái TNXP đã có mặt tại Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 TNXP gồm 10 cô gái được giao nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau đợt thả bom của máy bay địch. Nhận được lệnh của đại đội, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Đúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ gồm: Võ Thị Tần, 22 tuổi, tiểu đội trưởng; Hồ Thị Cúc, 21 tuổi, tiểu đội phó cùng 8 chiến sỹ: Võ Thị Hợi, 20 tuổi; Nguyễn Thị Xuân, 20 tuổi; Dương Thị Xuân, 19 tuổi; Trần Thị Rạng 19 tuổi; Hà Thị Xanh,18 tuổi; Nguyễn Thị Nhỏ, 19 tuổi; Võ Thị Hạ, 19 tuổi; Trần Thị Hường, 17 tuổi.

10 cô gái Đồng Lộc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng và Ngã ba Đồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử. Hơn thế, Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Ngày nay, Ngã ba Đồng Lộc là một quần thể di tích gồm nhiều hạng mục. Bên cạnh khu mộ của 10 cô gái anh hùng, còn có nhà bia tuởng niệm TNXP toàn quốc, nhà trưng bày truyền thống, tượng đài chiến thắng… Mỗi ngày có hàng trăm lượt người tới Đồng Lộc thắp hương, thăm viếng. Vào những ngày lễ Tết có tới hàng ngàn lượt người. Ngã ba Đồng Lộc  ngã ba huyền thoại trở thành một điểm hành hương tâm linh, một không gian tưởng niệm linh thiêng!.

Kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, xin được thắp nén tâm nhang tỏ lòng nhớ ơn những người con gái, con trai, mãi mãi tuổi thanh xuân, trong đó có 10 nữ Anh hùng TNXP. Ngã ba Đồng Lộc rồi đây sẽ ngân vọng tiếng chuông mỗi sớm mỗi chiều để nhớ về một thời máu lửa, hào hùng của dân tộc.

19 tháng 2 2016

khó quá

 

19 tháng 2 2016

1 *Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tôngxuống chiếu giải oan cho ông.

*

Lê Thánh Tông  là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hainiên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức , trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế .

Lê Thánh Tông được cho là có tư chất thông minh, học vấn uyên bắc, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học, nghệ thuật. Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng sơn. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn như thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế . Điều đó khiến ông trở thành một trong những vị Hoàng đế vĩ đại.

3

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.

Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.