Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp chung hạn chế sự lây truyền của virus:
- Chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ.
- Biện pháp riêng theo cơ chế lây truyền của mỗi loại virus:
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,…; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát đũa, li uống nước,… với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tình dục: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội,…
+ Đối với virus lây truyền từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con,…
Con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng:
Khi côn trùng đốt vào cây bị nhiễm virus, virus sẽ theo thức ăn đi vào trong cơ thể của côn trùng. Tại đây virus xâm nhập bào tuyến nước bọt. Sau đó, khi côn trùng đốt vào tế bào sạch virus thì virus từ tuyến nước bọt ,qua kênh nước bọt của côn trùng xâm nhập vào tế bào đó.
SARS-CoV-2 lây lan theo phương thức truyền ngang qua đường hô hấp (qua các sol khí), tiêu hóa (các đồ dùng trong ăn uống) và tiếp xúc (bắt tay, các vật dụng hằng ngày): Dịch tiết bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói,…
- Lây nhiễm qua các giọt bắn: Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
- Lây nhiễm qua không khí: Các giọt bắn nhỏ mang virus có khả năng di chuyển xa hơn lây nhiễm qua không khí khiến những người khác bị mắc bệnh.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp: Lây nhiễm qua bắt tay, ôm, hôn,… người bệnh.
- Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Những người mang virus có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt khiến những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
Biện pháp hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người:
- Không ăn thịt gia súc gia cần ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Tiêm vaccine để phòng bệnh.
- Các thành phần cấu tạo virus: Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid. Một số loại virus (virus có màng bọc) có thêm thành phần là màng bọc nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:
+ Lõi nucleic acid có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.
+ Vỏ capsid có chức năng bao bọc bảo vệ virus, đồng thời, ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
+ Màng bọc có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
• Biện pháp phòng bệnh đề hạn chế sự lây truyền của HIV:
- Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
- Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết. Thực hiện truyền máu an toàn.
- Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn. Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn sinh con thì cần được tư vấn và chăm sóc thai nghén, xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus vào thời điểm thích hợp, sinh đẻ an toàn, tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
- Không kì thị người nhiễm HIV, phát hiện sớm và quản lí tốt người nhiễm HIV.
• Biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của virus cúm trong cộng đồng:
- Vệ sinh môi trường bằng thuốc khử trùng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, đeo khẩu trang.
- Giữ ấm cơ thể, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
- Không ăn thịt gia cầm, thịt động vật chết do dịch bệnh.
- Tiêm định kì vaccine phòng bệnh cúm cho người và vật nuôi.
Tiêm vắc xin phòng Cúm chủ động trước lúc giao mùa đông-xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại vi rút gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Tiêm vắc xin COVID-19 các mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) đúng lịch cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 hai mũi cơ bản đạt thấp, không có khả năng bảo vệ cho trẻ. Đề nghị các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không khạc nhổ bừa bãi.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Lau chùi các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.
Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh như sốt, ho, nhức đầu, đau họng,… Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
Khi tiếp xúc càng gần với người bệnh tức là khoảng cách từ các giọt bắn từ người bệnh đến người tiếp xúc càng gần, khả năng mắc bệnh càng cao.