Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen. Mạch này được gọi là mạch khuôn.
- Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nucleotit trên mạch khuôn của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-U; T-A; G-X ; X-G.
- Trình tự của các loại đơn phân trên mạch ARN tương tự như trình tự các loại đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng U
- Quá trình tự nhân đôi được diễn ra trên cả hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung.
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo NTBS: A liên kết với T ; G liên kết với X và ngược lại.
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Cấu tạo của 2 ADN giống nhau và giống ADN mẹ và một mạch hoàn toàn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Như vậy sự sao chép đã diễn ra theo nguyên tắc giữ lại một nửa hay bán bảo tồn.
Khi một ribôxôm trượt 1 lần qua một phân tử mARN thì đã có tất cả 499 lượt phân tử tARN đã vào khớp mã với mARN.
→ Số ribonu của mARN = (499+1) x 3 = 1500.
a)
Số liên kết phosphodieste của phân tử mARN= 2x 1500 - 1 = 2999
Các bộ ba đối mã trong các lượt phân tử tARN đó có chứa 498U, ba loại ribônu còn lại có số lượng bằng nhau.
tU=498; tA=tG=tX=[(499 x 3) - 498]:3 = 333
Mã kết thúc trên phân tử mARN là UAG. Số ribonu từng loại trên mARN :
mA = tU + 1A (của mã kết thúc UAG) = 498+1 = 499
mU = tA + 1U (của mã kết thúc) = 333+1 = 334.
mG = tX + 1G (của mã kết thúc) = 333 + 1 = 334.
mX = tG = 333
b) Gen điều khiển quá trình dịch mã nói trên có số nu từng loại là:
A=T = mA+mU=499+334=833; G=X=mG+mX=667
Nếu gen tự nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số lượng từng loại nu môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = (25-1) x 833 = 25823
Gmt = Xmt = (25 - 1) x 667 = 20677
- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.
- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu: kích thước của các bộ phận trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.
- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.
- Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung ( NTBS) :
A - T; G - X.
- Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng :
- T - A - X - X - G - A - T - A - G –
- Các loại nucleotit ở mẢN và tẢN kết hợp với nhau từng cặp theo NTBS: A-U; G-X.
- Cứ 3 nucleotit quy định 1 loại axit amin trong chuỗi protein.