Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương:
- Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide, lớp peptidoglycan mỏng.
- Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương không có lớp màng ngoài, lớp peptidoglycan dày.
3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
- Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Đều là tế bào nhân thực, được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
+ Tế bào chất đều được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
+ Có cấu trúc phức tạp, đều có hệ thống các bào quan có màng và không có màng gồm nhân, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, peroxisome, ribosome.
- Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất | Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Thường không có trung thể | Có trung thể |
Có không bào trung tâm lớn | Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ |
Không có lysosome | Có lysosome |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glycogen, mỡ |
Sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động:
Vận chuyển thụ động | Vận chuyển chủ động |
- Là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (theo chiều gradient nồng độ). | - Là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều gradient nồng độ). |
- Không tiêu tốn năng lượng ATP. | - Có tiêu tốn năng lượng ATP. |
+ Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử: ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử.
+ Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản (ngoại bào tử và bào tử đốt) với nội bào tử của vi khuẩn:
- Bào tử sinh sản: có khả năng sinh sản, kém bền với nhiệt.
- Nội bào tử: không có khả năng sinh sản, hình thành khi cơ thể gặp điều kiện sống bất lợi hoặc cần chuyển sang giai đoạn sống mới, bền với nhiệt nhờ lớp vỏ là canxi đipicôlinat.
+ Ở nấm, bào tử vô tính có thể là bào tử kín hoặc bào tử trần, được hình thành qua nguyên phân. Bào tử hữu tính là bào tử được hình thành qua giảm phân.
+ Cấu trúc hoá học của nước:
- Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
- Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hiđro tích điện dương. Lực hút tĩnh điện làm cho nguyên tử hiđro bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi.
- Giữa các phân tử nước vừa có lực hút giữa ôxi và hiđrô, vừa có lực đẩy của các ôxi, các hiđrô với nhau. Điều này làm nên các tính chất của mạng lưới nước.
+ Vai trò của nước trong tế bào:
- Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
DNA là phân tử sợi kép bao gồm một chuỗi dài các nucleotide. RNA thường là chuỗi xoắn đơn gồm những chuỗi nucleotide ngắn hơn. photphat xương sống: Adenin, cytosine, thymine, guanin. Ribose đường phosphat xương sống: Adenin, cytosine, bazơ uracil, guanin.
Phân biệt hóa và biệt hóa đều là quá trình biến đổi tế bào, tuy nhiên biệt hóa tạo ra tế bào mới có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng, có thể phân hóa thánh các mô, các cơ quan đặc thù; còn phân biệt hóa tạo ra tế bào mới không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.