K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

Quá trình tổng hợp sử dụng năng lượng để tạo nên phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản và tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải phá vỡ các các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản để giải phóng năng lượng. 

Như vậy, trong tế bào, tổng hợp và phân giải các chất là hai quá trình có ngược nhau nhưng lại thống nhất với nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân giải còn năng lượng và các sản phẩm trung gian được giải phóng ra trong quá trình phân giải lại có thể được sử dụng cho quá trình tổng hợp.

23 tháng 3 2023

Thực vật thực hiện quá trình quang hợp để tổng hợp các cacbohidrat, cacbohidrat này lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật. Năng lượng và sản phẩm do quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được cung cấp cho quá trình quang hợp.

19 tháng 12 2023

Quá trình tổng hợp (synthesis) và quá trình phân giải (breakdown) đều là những quá trình quan trọng trong tế bào, và chúng thường liên quan chặt chẽ để duy trì cân bằng năng lượng và chất trong tế bào. Dưới đây là hai ví dụ minh họa mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân giải:

1. Tổng hợp và phân giải đường glucose:
  • Quá trình tổng hợp (synthesis): Trong quá trình quang hợp, cây xanh tổng hợp glucose từ nước và khí carbon dioxide dưới tác động của ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp.
  • Quá trình phân giải (breakdown): Glucose được sử dụng trong quá trình quế khái (respiration) để tạo năng lượng. Trong tế bào động vật, quá trình này có thể bao gồm quá trình glikôlisis và hô hấp tế bào.
2. Tổng hợp và phân giải protein:
  • Quá trình tổng hợp (synthesis): Trong tế bào, ribosom tổng hợp protein từ acid amin theo chuỗi genetik thông qua quá trình gọi là quá trình dịch mã gen (translation).
  • Quá trình phân giải (breakdown): Protein cũ, hỏng hoặc không cần thiết được phân giải trong quá trình proteolysis. Proteasome và lysosome là hai cơ quan tham gia trong quá trình này, phân giải protein thành các đoạn nhỏ và tái sử dụng các thành phần của chúng.
17 tháng 8 2023

Tham khảo

• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:

- Giống nhau:

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.

+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.

+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.

- Khác nhau

Đặc điểm

so sánh

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào

Thường có hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào

Trơn nhẵn

Khoảng không gian giữa 2 màng

Rộng

Hẹp

Hệ enzyme

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng)

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate)

22 tháng 3 2023

- Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Ví dụ:

- Các cá thể tương tác với các cá thể khác và với môi trường vật lí dựa trên cơ sở các hoạt động truyền tin ở cấp độ tế bào.

- Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.

- Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống cùng với sự chuyển hóa của vật chất.

5 tháng 9 2023

Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp.

Mối quan hệ giữa các giai đoạn: Sản phẩm của quá trình trước làm nguyên liệu cho quá trình sau.

23 tháng 3 2023

- Quá trình phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron hô hấp.

- Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn trên: Ba giai đoạn trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, sản phẩm của giai đoạn trước sẽ được dùng làm nguyên liệu cho giai đoạn sau và ngược lại. Nếu một trong ba giai đoạn bị ức chế sẽ dẫn đến toàn bộ quá trình bị ngừng lại.

22 tháng 3 2023

Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn kỳ trung gian là để tế bào lớn lên và sao chép nhiễm sắc thể của nó để chuẩn bị cho sự phân bào trong giai đoạn nguyên phân. Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong chu kì tế bào được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo các chu kì tế bào diễn ra bình thường.

23 tháng 3 2023

Pha G2 có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha M (pha phân bào) có nhiều thay đổi về hình thái. Pha G2 cung cấp các nguyên liệu (bào quan, ADN và tế bào chất) cho pha M, pha M phân chia tế bào để các tế bào mới tiếp tục bước vào các pha để phân chia

4 tháng 9 2023

- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.

- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.

23 tháng 3 2023

- Quá trình tổng hợp ATP: Một nhóm phosphate liên kết với ADP để hình thành nên ATP.

- Quá trình phân giải ATP: Khi tế bào sử dụng ATP để cung cấp năng lượng, ATP sẽ bị phân giải thành ADP và giải phóng một nhóm phosphate.