K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2017

Các câu (b), ( c), ( d) có các từ "không", "chưa", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu (a)

  - Câu ( a) mang nghĩa khẳng định về sự việc Nam đã đi Huế, còn câu (b), (c) và (d ) lại phủ định điều đó.

17 tháng 8 2017

 - Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

  - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

  - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

    + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

    + Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

    + Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

câu 6 em học rồi, tiếng việt 5 nhé, em 2k8.

câu trả lời cho câu 6 là " Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực"

hok tốt

k nhé

9 tháng 3 2019

mình cũng lớp 5 nè

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.       b.Ông giáo hút thuốc trước đi.   c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.     
  b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
  c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
               “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
               Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
               Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
               Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 

1
30 tháng 3 2020

Câu 1:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.

- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).

-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.

-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.

c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

Câu 2:

-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta

-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.

Câu 3: 

Về hình thức:

a. Không có chủ ngữ

b. Có chủ ngữ là :Thầy em

Ý nghĩa:

a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).

b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)

Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.

Chúc bạn học tốt!!!

14 tháng 3 2018

a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

  c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

  d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc (ngao ngán)

    Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

    - Không đẹp gì cả!

    - Không có chuyện đó đâu!

    - Bài thơ chẳng không hay.

    - Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

30 tháng 7 2017

a, Câu cầu khiến với từ cầu khiến "đi", kết thúc câu bằng dấu chấm than. Mục đích yêu cầu người nghe dừng hành động hút thuốc lại.

    b, Câu nghi vấn với từ nghi nghi vấn " được không". Mục đích yêu cầu tắt thuốc lá.

    c, Câu trần thuật có dấu hiệu dấu chấm kết thúc cuối câu. Mục đích yêu cầu, đề nghị người nghe không được hút thuốc lá.