Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sorry vì mk trả lời muộn
đoạn thơ nói về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cay tre. Dù cho bão tố phong ba lơn như thế nào nhưng tre vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau để che chở và bảo vệ lũy tre.Cx giống như p/c con ng VN ta , luôn đoàn kết đùm bọc nhau cho dù ở trong hoàn cảnh nào .cây tre thật đúng là biểu tượng của con người VN.
sory so much but the answer true , can you tick for me ?
Mong bạn kiểm tra lại câu hỏi nha, mình thây nó thiếu thiếu ó :v
Tham khảo:
Cây tre là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt
Nam. Tre không chỉ có sức sống mạnh mẽ mà còn có thói quen sống thành luỹ, thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần bên nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá thông qua các từ “ôm”, “níu”, “thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, mà qua đó còn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất, những truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam.
Từ đặc tính sinh tồn của loài tre, thường sống thành cụm, thành lũy. Vì sống quần thể như vậy nên tre dù mỏng manh, nhỏ bé nhưng không có bão giông, mưa lớn nào có thể quật ngã nó. Từ đặc tính của tre, nhà thơ Nguyễn Duy hướng người đọc đến những con người Việt Nam, đó là những người dân nghèo cùng sống trong một hoàn cảnh nhiều khó khăn nhưng họ luôn đoàn kết cùng nhau sinh tồn cùng nhau chiến đấu bảo vệ cuộc sống của mình. Đây cũng là lí do vì sao Thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ là những cường quốc với vũ khí hiện đại, tối tân nhưng đều thất bại trước dân tộc Việt Nam nhỏ bé. Con người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, thế hệ sau kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế trước.Chính sự đoàn kết đùm bọc và yêu thương lẫn nhau đã tạo nên cho con người nhiều cái nhìn mới mẻ, tre biểu tượng cho những người nông nông kiên cường và vô cùng bất khuất, trước hình ảnh đó, con người vẫn luôn bất khuất để chống trả lại với kẻ thù xâm lược, và chính hình ảnh cây tre cũng đã thể hiện được những điều đó, nó luôn bền bỉ và bền chặt gắn bó với nhau, hình tượng đó đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là tình cảm của sự gắn bó keo sơn, mỗi con người đều được tạo nên những giá trị riêng, nó vô cùng tốt đẹp và thể hiện một tấm lòng cao thượng trước hoàn cảnh, dù khó khăn, nhưng chỉ cần sự đoàn kết gắn bó, họ sẽ làm được rất nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống này.
Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.
C1 : thơ lục bát
C2: những vẻ đẹp :
+ sự đoàn kết , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của tre
+ tấm lòng tương thân tương ái của tre .
1. thể thơ: lục bát
2. vẻ đẹp: đoàn kết, kiên cường, ngay thẳng
Tham khảo: "Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng 2+4 và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng 2+2+2. Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam: "Tre xanh,
bạn có thể tham khảo ạ :
https://olm.vn/hoi-dap/detail/103631465205.html
..
Bài tập: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau
Trong bài "Tre Việt Nam" Nguyễn Duy có viết về cây tre:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
=> BPTT : Ẩn dụ , Nhân hoá
- Làm nổi bật lòng yêu thương vô bờ , ấm áp của cây tre cùng sự quyết tâm , quả cảm . Với chất thơ gợi cảm,trữ tình nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, Nhấn mạnh sự cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho thứ àm nó trân trọng , yêu quý
Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.
Nhớ cho mk nha!
Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng).