Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có quan điểm cho rằng: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc". Quan điểm này gần giống với quan điểm của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh trong "Ý nghĩa văn chương": Văn chương tạo cho chúng ta những tình cảm ta không có, luyện cho chúng ta những tình cảm ta sẵn có. Trên thực tế, văn chương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm, tinh thần của con người và dân tộc. Có văn chương, đời sống của con người mới sôi nổi và giàu đẹp. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương là một chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn chương
Đầu tiên, các tác phẩm văn chương đã tạo được cho người đọc lòng tự hào dân tộc về những trang sử vàng chiến đấu oanh liệt. Qua những tranh viết hào hùng của văn học trung đại như Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh,..., người đọc không chỉ thấy được những quá khứ chiến tranh đầy đau thương cũng thật oanh liệt của dân tộc. Ta hiểu thêm được về tinh thần quật cường chiến đấu của cha anh để giữ được từng tấc đất của dân tộc. Để có được hòa bình như ngày nay thì không biết bao xương máu của các anh hùng đã rơi xuống.
Thứ hai, các tác phẩm văn chương đã tái hiện được vẻ đẹp của non sông, gấm vóc của đất nước. Qua những tác phẩm văn chương, người đọc sẽ hiểu được vẻ đẹp yên bình của từng thời đại như trong "Thiên trường vãn vọng" và "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh quan. Bằng những từ ngữ chọn lọc, người đọc sẽ cảm nhận và như sống lại những tháng ngày của vẻ đẹp huy hoàng ấy.
Thứ ba, các tác phẩm văn chương đã truyền được cho con người cảm xúc tự hào về con người dân tộc VN. Ta thấy được tinh thần tự do, không màng danh lợi của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, hay thú vui lâm tuyền của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh trong Rằm tháng giêng. Cảnh khuya,...
Tóm lại, các tác phẩm văn chương đều có 1 chủ đề lớn đó là tình yêu đối với quê hương đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước đã thấm nhuần vào tư tưởng, đời sống tình cảm của biết bao thế hệ người đọc.
# tham khảo #
chúc bạn học tốt
Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.
Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.
Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.
Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.
Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.
Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.
Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.
Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các nội dung:
- Tự hào về cảnh đẹp non sông gấm vóc.
- Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
- Căm thù sâu sắc với các thế lực xâm hại đến độc lập, chủ quyền của đất nước.
- Khát vọng đất nước thái bình.
Chọn lọc dẫn chứng phù hợp với từng nội dung để chứng minh.
" Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành."
Việt Nam chúng ta không thiếu những phong cảnh đẹp đặc biệt là con người. Mỗi một nơi đều khoác trên mình vẻ đẹp. Quê hương tôi, với cánh đồng bát ngát thằng cánh cò bay hay những ngọn núi cao hùng vĩ tựa như công lao của cha, nước biển bao la một màu xanh tựa như tình yêu của mẹ. Bạn có biết không? quê hương, đất nước tôi không chỉ đẹp ở phong cảnh mà còn đẹp ở phẩm chất con người. Đâu chỉ có thế, những trang giấy lịch sử vẫn còn in mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc sản quê hương tôi cũng không kém các nước khác. Hương vị của mỗi nơi đều khác nhau. Người con gái Tuyên Quang hay Huế đều là những người con gái được trời ban cho làn da trắng như trứng gà bóc. Hay người con gái Hà Nội duyên dáng,... Nói về đất nước tôi thì nhiều thiên nhiên đẹp vô cùng, bạn hãy đến quê hương tôi đi, nó đẹp lắm. Vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên ban tặng cho người dân chúng tôi.
Chúc bạn học tốt!
Mình là Hoàng Ngọc Tường, học sinh lớp 7, một công dận nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp; tuyệt vời của bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn (tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ep-phen hay Khải hoàn môn của Pa-ri hoa lệ – kinh đô Ánh sáng chậu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.
trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!
Như sông, như núi, như người Việt Nam ?!
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.
- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..
b. Thân bài (9.0đ)
HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:
- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.
+ Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
+ Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)
+ Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)
+ Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)
+ Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).
- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:
+ Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.
+Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)
+ Nỗi nhớ khi xa quê.
c. Kết bài (0.5đ)
Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.