K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2023

Tham khảo
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

19 tháng 9 2023

Tham khảo
Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng U Minh trong ''Đất rừng phương nam'' của nhà văn Đoàn giỏi đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Sau những giây phút yên tĩnh của rừng lúc ban mai biến đi cùng làn gió thổi rao rao với khối mặt trời tròn tuôn ra ánh sáng vài và làn hơi đất nhè nhẹ thổi qua tan dần theo hơi ấm mặt trời. Rừng cây đã bắt đầu trở nên sống động với những màu sắc và âm thanh tiếng chim hót líu lo . Hương hoa ngọt ngào cùng làn gió , động vật cũng bắt đầu động đậy. Nơi đây nhộn nhịp và rộn ràng biết bao tiếng của các loài muôn thú. Đứng trước khung cảnh bao la đất trời cũng khiến con người cảm động. Tác giả đã miêu tả rất tinh tế vùng rừng núi U Minh.

19 tháng 9 2023

Em hỏi câu này mấy lần luôn vậy

19 tháng 9 2023

Tham khảo
Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng u minh đất rừng p. nam của nhà văn đoàn giỏi đã mang đến cho ng đọc 1 cách nhìn rất sâu sắc . sau nhx giây phút nghỉ ngơi của 3 tía con n vật an đã tả khái quát dc về đất rừng u minh . rừng u minh trong mắt của nhân vật an là một khu rừng nhộn nhịp đôi lúc lại rất yên tĩnh lạ thường . nơi đây có rất nhiều động vật .hương hoa cùng làn gó nhẹ lan tỏa khắp khu rừng . lời miêu tả của an đã đem đến cho ng đọc 1 cảm giác trù phú . đứng trc khung cảnh cảm động này tác gả đã miêu tả rất tinh tế về vùng núi u minh

11 tháng 9 2023

Trả lời:

- Buổi ban mai: đất rừng yên tĩnh

- Nắng và gió: Nắng bắt đầu lên, gió bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

- Các loài vật: Đa dạng, nhiều hoạt động, sinh động và rất đẹp.

- Cây cối: Đa dạng, biết bao nhiêu cây.

3 tháng 10 2023

Bài làm:

Đất rừng phương Nam là một vùng đất tuyệt vời với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi bước vào đất rừng này, ta sẽ được chìm đắm trong không gian xanh mát, trong lành và yên bình.

Cảm nhận về vẻ đẹp của đất rừng phương Nam không thể tả hết bằng lời. Cây xanh um tùm, rừng rậm ngập tràn sức sống, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ. Những cánh đồng bạt ngàn, những dòng sông uốn lượn, và những con suối nhỏ chảy róc rách, tất cả tạo nên một hài hoà tuyệt vời.

Ngoài ra, đất rừng phương Nam còn có nhiều loài động vật quý hiếm và đa dạng. Những con chim hót líu lo, những con thú hoang dũng mãnh, và những loài côn trùng đa màu sắc, tất cả đều là những chứng nhân cho sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên ở đây.

Đất rừng phương Nam cũng có những ngôi làng cổ xưa, nằm giữa rừng xanh. Những ngôi nhà gỗ truyền thống, những con đường nhỏ nhắn, và những con hẻm labyrinthe, tất cả tạo nên một không gian độc đáo và lãng mạn.

Với tất cả những điều tuyệt vời này, đất rừng phương Nam thực sự là một viên ngọc quý của tổ quốc. Chúng ta cần bảo vệ và yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên này, để con cháu chúng ta còn được thưởng thức và trân trọng nó trong tương lai.

4 tháng 2 2022

Refer:

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng:

- Hết tết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.

- Cỏ không không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

- Con người trở về bữa cơm giản dị.

- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

- Giờ không còn thịt mỡ dưa hành mà thay vào đó là thịt thăn.

- Cánh màn điều hạ xuống.

- Các trò vui ngày tết cũng hết.

b) Tác giả đã miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Qua việc tái hiện những cảnh sắc, không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng với Hà Nội đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả khiến cho ngòi bút của ông tinh tế và nhạy cảm hơn.


 
4 tháng 2 2022
cảm ơn bạn
8 tháng 3 2017

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.
Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của một văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:

Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

Kết bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tới thành công.

Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.

Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

8 tháng 3 2017
Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
Nguồn:Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.
28 tháng 10 2016

thi hay kiểm tra 1 tiết?

28 tháng 10 2016

Mình lộn^^

16 tháng 3 2019

Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng

- Cảnh sắc thiên nhiên:

     + Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

     + Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác

     + Mưa xuân: thay thế mưa phùn

     + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng

- Không gian sinh hoạt:

     + Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết

     + Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống

+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ

Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm

10 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : tiếng suối như tiếng hát

trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa

=> ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng , có màu sắc

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp lung linh , huyền ảo , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hòa quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng VB trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo .

=> Tác giả là ng yêu thiên nhiên

 

10 tháng 11 2016

-Miêu tả bức tranh thiên nhiên:

+Không gian: Trong rừng, rộng lớn

+Thời gian: Vào ban đêm

+Màu sắc: Lung linh, rực rỡ

Biện pháp nghệ thuật:

+So sánh

+Sử dụng đại từ, điệp từ

Đặc biệt: Câu thơ thứ 2 sử dụng từ khác nhau về nghĩa, khi gợi tả vẻ đẹp lung linh sác màu của ánh trăng trước mặt ta hiên ra một bức tranh rực rỡ và đặc sắc, đồng thời cũng rất sinh động và vui tươi.

Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên: Tác giả giả rất yeeu thiên nhiên và gợi ra vẻ đẹp cảnh khuya và gắn bó với lòng yêu đất nước.

chúc bạn học tốt !