Giữa một...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2020

Tham khảo dàn ý nhé:

Phân tích khổ thơ 3: Tâm trạng của nhà thơ khi đứng trong lăng Bác.
- Bác Hồ ra đi để lại muôn vàn nỗi nhớ thương trong lòng nhân dân. Giờ đây:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
-Với cách miêu tả chân thật về hình ảnh “Bác nằm ” và việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ”, nhà thơ như muốn khẳng định rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân. Bác chỉ nằm nghỉ ngơi với một sự bình yên trong tâm hồn.
- Không gian yên tĩnh, trang nghiêm một lần nữa được tái hiện lên trong câu thơ:
“ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Nhưng dòng thơ ấy đâu chỉ dừng lại việc miêu tả không gian quanh lăng Bác mà “vầng trăng” ấy chính là hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác như vầng trăng sáng ngời soi rọi ánh sáng chân lí cho cả dân tộc. Nhân cách Bác lan toả như ánh sáng hiền dịu khiến cho bao người con đất Việt phải kính phục và ngưỡng vọng.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.” (Tố Hữu)
Bác không chỉ là “vầng trăng” mà Bác còn là cả “trời xanh”.
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
-Bằng nghệ thuật ẩn dụ, Viễn Phương đã sánh Bác với những sự trường tồn, vĩnh cữu của tự nhiên, vũ trụ. Bác mãi tồn tại vĩnh hằng trong cõi lòng của con dân đất Việt. Lí trí của nhà thơ “vẫn biết” là Bác “mãi mãi” sống trong tim dân tộc nhưng trái tim của nhà thơ vẫn xúc động nghẹn ngào khi trực tiếp nhìn thấy hình ảnh thiêng liêng của Bác yên nghỉ trong lăng.
-Động từ “nhói” diễn tả sâu sắc nỗi lòng như kim châm ngàn mũi của nhà thơ khi nghĩ về việc Bác đã ra đi. Đó thật sự là sự mất mát quá lớn cho tổ quốc Việt Nam. Niềm đau của Viễn Phương cũng chính là nỗi đau của cả triệu triệu con tim Việt. Dấu chấm than cuối bài như nhấn mạnh thêm sự trào dâng xúc cảm đó

26 tháng 10 2018

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.

19 tháng 11 2018

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác. Hình ảnh Bác với giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Giữa vùng ánh sáng yên bình, trong lành đó, Người đang ngủ giấc ngủ bình yên. Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng tới vầng trăng thi vị trong tự nhiên, trong thơ của Bác. Những điều gần gũi, thân thương trong cuộc sống của người thủa sinh thời. Nhưng trong lòng tác giả không vì thế mà nguôi ngoai nỗi xót thương vì Người không còn nữa. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”, tác giả Viễn Phương thấy “nhói trong tim” nỗi đâu mất mát quá lớn, khi đất nước ngày độc lập không có Bác hiện hữu, đây là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. “Trời xanh” là ẩn dụ cho hình ảnh của Người, tấm lòng của Người còn mãi trong trái tim của dân tộc ta.

23 tháng 3 2018

so diffecult

23 tháng 3 2018

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ‐ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ‐ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”﴾1﴿. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác﴾2﴿. Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài﴾3﴿. Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ﴾4﴿. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ﴾ Lưu Hữu Phước﴿ hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”﴾Tố Hữu﴿﴾5﴿. Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên﴾ biện pháp nhân hóa “thấy”﴿ là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương﴾6﴿.Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt

20 tháng 4 2020

Gợi ý

Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.



21 tháng 4 2020

Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở dòng thơ thứ 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó
Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...

21 tháng 4 2020

Bước vào lăng Bác, niềm xúc động và những suy tưởng thiêng liêng càng trào dâng hơn nữa:
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Bác đã đi xa nhưng nhà thơ không dám nhìn vào cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Viễn Phương viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. “Vầng trăng sáng dịu hiền” vừa thể hiện sự bình yên trong giấc ngủ của Bác vừa khẳng định: Bác thật gần chúng ta, giống như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ ví Bác với mặt trời, trong khổ thơ này, Bác lại nằm giữa “vầng trăng sáng dịu hiền”, điều này có mâu thuẫn với nhau không? Câu trả lời là 'không bởi Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhìn hình ảnh Bác “trong giấc ngủ bình yên” như vậy, nhà thơ không nén nổi niềm xúc động:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim’’.
Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...Tác giả khẳng định một niềm tin vững chắc Bác như mặt trời,vần trăng,trờ xanh mãi mãi bất tử nhưng khi đối diện với hiện thực Bác không còn nữa,Bác đã ra đi thì nỗi đau trong con người là có thật,nỗi đau ấy như vò xé trái tim.Một nỗi đau hiện hình khi mất Bác