K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

16 tháng 6 2021

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉThắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngãMáu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rìnhChúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốcChúng dẫm đạp lên dáng hình đất nướcMột tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàuSóng quặn đỏ máu...
Đọc tiếp

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

 

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

 

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

 

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

 

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe 

Tổ quốc 

gọi tên mình!

Nguyễn Phan Quế Mai

a) Vận dụng các biện pháp tu từ đã học hãy tìm, gọi tên và phân tích tác dụng

b) Em có cảm nghĩ gì khi nghe 2 tiếng "Việt Nam" trong đoạn thơ trên. Hãy viết 1 văn bản nghị luận khoảng 2 trang để bàn luận về vấn đề đó

1
3 tháng 11 2017

A

Tham khảo:

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này.( Câu ghép ) Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh.( Phép lặp ) Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại VN

23 tháng 6 2021

Tình đồng chí giữa những người lính có những biểu hiện hết sức sâu sắc. Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ, đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính - "sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc" Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!".  Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bjan trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.

23 tháng 6 2021

Dạ e cảm ơn ạ