K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Đôn Ki-hô-te mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, 2 người gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-te tưởng rằng chúng là những tên khổng lồ một mắt nên xông vào đánh, Xan-chô Pan-xa chỉ dám đứng ngoài can ngăn. Kết quả Đôn Ki-hô-tê bị thương nhưng ko kêu la gì cả. Suốt đường đi, Xan-chô Pan-xa ăn uống no say, Đôn Ki-hô-tê ko ăn gì cả. Tối hôm đó, Xan-chô Pan-xa ngủ say còn Đôn Ki-hô-tê ko ngủ để nghĩ đến tình nương của mình. Sáng hôm sau, 2 người tiếp tục cuộc hành trình.

28 tháng 10 2017

Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô khuyên can, xong Đôn–ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn–ki–hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt, vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

2 tháng 11 2017

Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ.

+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt ... lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.

+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó ...để nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực.... - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....

+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo...

+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ.... - Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ...

21 tháng 10 2017

Qua văn bản thấy đc:

+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt

22 tháng 10 2019

tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.

Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.

Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi...

- ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi.

Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:

— Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.

Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.

Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.

Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...

- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên.

Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.

Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.

Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên.

Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu...

Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát. Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp: — Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết

. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào... - Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men. Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

5 tháng 11 2017

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.


5 tháng 11 2017

1. Mở bài

  • Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
  • Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

2. Thân bài

a/ Lịch sử chiếc áo dài

  • Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
  • Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
  • Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
  • Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
  • Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
  • Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

b/ Cấu tạo

* Các bộ phận

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
  • Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

* Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,... màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

c/ Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

d/ Bảo quản: Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

3. Kết bài: Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

29 tháng 4 2017

Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

Diện tích, giới hạn

Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.


Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

5 tháng 3 2017

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”...

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng... Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ...”, "... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền...”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên...”. Trăng tròn, trăng sáng... xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”... của Tam Nguyên Yên Đổ...

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay - “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

14 tháng 11 2017

Con giun xéo mãi cũng quoằn.

30 tháng 8 2017

- Trong bài "Tôi đi học" có 1 câu rất hay là: "Có một sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học".
=> Tất cả những cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm chủ yếu đều hướng đến một sự việc là "đi học".

P/s: Bạn có thể tham khảo trên mạng nữa nhoa !!!vui