Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Nêu những đặc điểm của cơ thể sống. Lấy ví 3 ví dụ về vật sống và 3 ví dụ về vật không sống.
Đặc điểm: Lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản.
Ví dụ: Vật sống: con gà, cây đậu, cây lúa
Vật không sống: cái bàn, hòn đá, cái ly
Câu 2: Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của từng loại.
Thân củ: khoai tây, su hào, .... chứa chất dự trữ
Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ..... chứa chất dự trữ
thân mọng nước: xương rồng, cành giao,... dự trữ nước
Câu 3: Phân biệt đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
Rễ cọc có rễ cái to khỏe , đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên . Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa . Rễ chùm gồm nhiều rễ con , dài gần bằng nhau , thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm .
Câu 1:
-Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
+Có sự trao đổi chất với môi trường(lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.
+Lớn lên và sinh sản
Đáp án của mình :
STT : 1 : Xương rồng :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Gai nhọn.
- Chức năng của lá biến dạng : Giảm sự thoát hơi nước .
- Tên lá biến dạng : Lá biến thành gai.
STT : 2 : Lá đậu Hà Lan :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có dạng tua cuốn.
- Chức năng của lá biến dạng : Giúp cây leo lên.
- Tên lá biến dạng : Tua cuốn.
STT : 3 : Lá mây :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có ngọn dạng tay móc.
- Chức năng của lá biến dạng : Giúp cây leo lên.
- Tên lá biến dạng : Tay móc.
STT : 4 : Củ dong ta :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Lá có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt.
- Chức năng của lá biến dạng : Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.
- Tên lá biến dạng : Lá vảy.
STT : 5 : Củ hành :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Bẹ lá phình to thành vảy dày màu trắng.
- Chức năng của lá biến dạng : Chứa chất dự trữ.
- Tên lá biến dạng : Lá dự trữ.
STT : 6 : Cây bèo đất :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dinh dưỡng.
- Chức năng của lá biến dạng : Bắt và tiêu hóa mồi.
- Tên lá biến dạng : Lá bắt mồi.
STT : 7 : Cây nắp ấm :
- Đặc điểm hình thái của lá biến dạng : Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy.
- Chức năng của lá biến dạng : Bắt và tiêu hóa mồi.
- Tên lá biến dạng : Lá bắt mồi.
Bạn thông cảm!!!Vì mình không biết kẻ bảng nên phải viết như vậy!!!
STT | Tên vật mẫu | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
1 | Xương rồng | gai nhọn | giảm sự thoát hơi nước. | lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | lá chét biến thành tua cuốn | giúp cây leo lên. | tua cuốn |
3 | Lá mây | tay móc | giúp cây leo lên. | tay móc |
4 | Củ dong ta | dạng vảy mỏng màu nâu nhạt,phủ trên thân rễ | che chở,bảo vệ cho chồi của thân rễ. | lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ las phình to thành vảy màu trắng | chứa chất dự trữ. | lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Lá có nhiều lông tiết ra chất dính | bắt và tiêu hóa ruồi. | lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | gân chính của một số lá kéo dài thành bình có nắp đậy | bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình. | lá bắt mồi |
Chúc bạn học tốt!
đia phương bạn có cây nào thì kể thôi mỗi người 1 nơi mà ko có kể bựa vài cây
#TK
Câu 1:Hãy kể tên 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả
Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Câu 2:
1. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa, tạo quả?
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
2. Thân cây dài ra do đâu?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bám ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
Câu 3: So sánh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non?
| Cấu tạo trong của rễ | Cấu tạo trong của thân |
Giống nhau | Vỏ: biểu bì, thịt vỏ Trụ giữa: bó mạch và ruột | |
Khác nhau | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. - Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. - Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. - Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. - Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong. |
1.
- Thực vật có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả. hạt.
- Thực vật không có hoa là những thực vật có cơ quan sinh sản không phải là hoa. quả, hạt.
2.
Cây 1 năm và cây lâu năm phân biệt nhau qua các dấu hiệu:
+ Thời gian sống
+ Số lần ra hoa kết quả trong đời
3.
Những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm: cây lúa, cây ngô, cây sắn...
Một số cây sống lâu năm,thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời: cây mít, cây nhãn, cây vải
thực vật có hoa và thực vật không có hoa khác nhau ở điểm:
- thực có hoa đến một thời kì nhất định nào đó sẽ ra hoa , tạo quả và kết hạt.
- thực vật không có hoa thì lại khác , cả đời chúng thì không bao giờ có hoa.
cây một năm và cây lâu năm phân biệt ở dấu hiệu :
- thời gian sống của cây và số lần ra hoa kết quả trong đời.
những cây có vòng đời kết thúc trong một năm là:
cây nông nghiệp ví dụ như là lúa ,ngô ,sắn ,....những cây này từ khi nảy mầm cho đến chêt chỉ kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
những cây sống lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời là:
trong vườn quốc gia cúc phương có cây chò đã sống được 1000 năm
cây lá quạt ở hàn quốc được trồng cách đây 1100 năm
cây bao báp ở châu phi có tuổi thọ từ 4000 tới 5000 năm
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Đặc điểm phân biệt giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm
- Cây hai lá mầm:
+ Thân......đa dạng ( Thân gỗ, thân bò, thân leo, thân cỏ )................................................
+ Rễ..................... cọc......................................
+ Lá......................có gân hình mạng..................................
+ Phôi........................2 lá mầm...........................
- Cây có một lá mầm:
+ Thân................. cỏ, thân cột, thân bò, thân leo.....................................
+ Rễ..........................chùm..................................
+ Lá............................có gân song song, gân hình cung............................
+ Phôi....................1 lá mầm...............................
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Thân biến dạng:
Thân củ : chứa chất dự trữ dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa tạo quả ( củ su hào, củ sắn dây, củ khoai tây...)
Thân rễ : chứa chất dự trữ cho cây dùng khi mọc chồi ra hoa (củ gừng, củ nghệ, củ cà rốt... )
Thân mọng nước: dự trữ nước
Tick bạn nhé!!