K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

a)Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam,ta có thể thấy những yếu tố thần kì được gắn bó với hầu hết tất cả các tuyền thuyết,ví dụ như chuyện Lạc Lông Quân và Âu Cơ(đẻ ra 100 trứng là tổ tiên của con người Việt Nam)hay như truyền thuyết về thánh Gióng,hồ Gươm,...

b)Nhân dân ta vẫn luôn phát triển nhưng ko bao giờ quên đạo lí đùm bọc lẫn nhau"Người trong một nước phải thương nhau cùng",điểm hình như tong những cơn hoạn nạn,nhân dân ta không ghét bỏ,ruồng rẫy những người khốn khổ mà luôn dang đôi tay ra cứu vớt họ,hay như tong mùa dịch COVID-19 hiện nay,có rất nhiều những nhà tài trợ đã không tiếc tiền bạc đóng góp cho quỹ từ thiện,để giúp sức cho các bác sĩ đang xông pha trong cuộc chiến cứu lấy mạng người khỏi tay thần chết .

Học tốt

8 tháng 4 2020

k cho tui đi

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?

Câu 4: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:

a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử

b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu 5: Cho hai đoạn văn sau tìm và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ:

*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.

*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã

Câu 6: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:

Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
22 tháng 3 2017

Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo

- Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo.

- Mặc dù vậy, truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ không phải là một thể tài sử học. Trong truyền thuyết có những sự kiện lịch sử nhưng chúng không phải những sự kiện lịch sử đích thực mà chỉ là “những ánh hào quang, những tia khúc xạ” của lịch sử. TT từ lịch sử mà ra nhưng TT lại không phải là lịch sử.

Trước hết, truyền thuyết không chú ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của các sự kiện lịch sử. Không phải bất cứ nhân vật và sự kiện lịch sử nào cũng trở thành trung tâm phản ánh của truyền thuyết. Truyền thuyết có thể ghi lại những sự kiện lịch sử của thời khuyết sử hoặc chọn lọc những sự kiện theo quan niệm của nhân dân.

Ngược lại, một số nhân vật lịch sử không được sử sách ghi lại nhiều như nhân vật Cao Lỗ nhưng trong truyền thuyết ông có một vị trí quan trọng, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian.Trong Việt điện u linh, Cao Lỗ được phong là Quả nghị cương chính vương, trong Giao chỉ ký, Cao Lỗ còn được gọi là Đô Lỗ hay Thạch Thần (vị thần đá - được tôn xưng từ tín ngưỡng thờ đá của nhân dân). Sáu đình xã Cao Đức và đến Đại Than (huyện Gia Lương – Hà Bắc) lập đền thờ ông…

- Truyền thuyết cũng không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, không gian, diễn biến, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử.

- Và truyền thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân. Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân vừa là người tham gia, vừa là chỗ dựa tin cậy để người anh hùng làm nên chiến thắng.

Như vậy, người ta không thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực, nhưng lại có thể tìm thấy những thứ mà không có một tài liệu liạh sử nào có thể ghi lại được. Đó chính là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là tâm tư, tình cảm, mong ước thầm kín của nhân dân trong mỗi triều đại lịch sử qua cách nhân dân “kể” lại các sự kiện. Đó còn là tinh thần kiên cường tự chủ, là niềm tự hào, niềm tin vào khả năng và sức mạnh bản thân của nhân dân, nó giống như một dòng chảy âm thầm nhưng mỗi ngày một mạnh mẽ mà nhân dân đã khéo léo thể hiện và nuôi dưỡng nó qua việc chủ động đánh giá lịch sử, qua việc khẳng định người anh hùng chỉ có thể làm lên nghiệp lớn nếu được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân…Tính chính xác lịch sử trong truyền thuyết, như nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳng định, không phải hoàn toàn ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên của sự kiện mà chủ yếu là ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử. Đó là một thứ lịch sử văn hoá - tinh thần của nhân dân. Nó không giống như chính sử, nhưng lại luôn được dân gian thừa nhận đó chính là lịch sử đáng tin cậy (tín sử) của mình.

Truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật được sánh ngang tầm thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp cho TT trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ chứ không phải là một tài liệu sử học.

Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội

Phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội trong đoạn phim trên?

- Mối quan hệ truyền thuyết và lễ hội là quan hệ có tính chất qua lại, bổ sung lẫn nhau: Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng cảm của tập thể.

- Đối với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi vì:

  • Nhân dân hầu như không biết chữ, không thể đọc được các bản kể truyền thuyết được các nhà Nho sưu tầm.
  • Các lễ hội kể lại thường niên nội dung các truyền thuyết làm nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc.
  • Hình tượng người anh hùng, cuộc đời và những hành trang của các anh sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo nhân dân nhờ môi trường lễ hội. Ở đó, nhân dân không chỉ là người xem hội thụ động mà còn là người chủ động đóng vai, nhập vai khi được tham gia làm những nhân vật và diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Điều này đã góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng của nhân dân.
  • Lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm (không gian và thời gian thiêng) càng thể hiện được bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng.

- Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…

- Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyết anh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng. Trong truyền thuyết Thánh Gióng bên cạnh việc đánh giặc cũng còn có chuyện hái cà, đập đất, chăn trâu…Hai Bà Trưng sau khi chết còn hiển linh giúp dân chống hạn. Cao Lỗ khi hiển linh với Cao Biền có nói rằng: phàm việc dẹp giặc và việc mùa màng ta đều được chủ trương cả - Lĩnh nam chích quái. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài, hai mặt làm ăn và đánh giặc đã chiếm vị trí quan trọng duy nhất trong đời sống dân tộc ta, mặt khác cũng do cả hai việc lớn này đều do một người gánh vác – người nông dân Việt Nam.

Tóm lại: Truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước, đều hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn của các bậc tiền bối.

Chúng khác nhau ở chỗ: Truyền thuyết là một thể loại văn hoá dân gian. Nó khắc hoạ người anh hùng bằng ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng của thể loại.

Trong lúc đó hội lễ là một sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, cần có môi trường diễn xướng, có cộng đồng tham dự. Hội lễ ca ngợi người anh hùng bằng tín ngưỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, bằng vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rước.v.v..[1]

[1] Lê Văn Kỳ – Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng – NXB KHXH – HN 1996.

Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc

- Truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với không gian-thời gian cố định, không- thời gian lịch sử cụ thể. Một truyện kể dân gian nếu không gắn với không- thời gian cố định thì không thể là truyền thuyết được. Một nhân vật truyền thuyết nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng hành trạng, sự nghiệp của nhân vật đó bao giờ cũng gắn với những địa phương cụ thể, những nơi mà nhân vật đã đi qua. Do đó, vẫn luôn tồn tại những truyền thuyết của từng địa phương mang tính địa phương rõ nét. Mỗi vị anh hùng, mỗi nhân vật đều gắn với con người và một vùng đất cụ thể. Hơn nữa, nhân dân lại có xu hướng, nhu cầu “kéo” các vị anh hùng lại gần cuộc sống của mình, gắn với địa phương mình. Trong quá trình lưu truyền, truyền thuyết đi đến mỗi địa phương luôn được kết nạp những yếu tố mới sao cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng địa phương. Đó chính là hình thức địa phương hoá các truyền thuyết dân gian.

Ví dụ :

Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa (nữ tướng của Hai Bà Trưng) trải qua các vùng Hương Nha, Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu… Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng. Riêng vùng Nam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyền là đá cấm, vẫn để thờ trong miếu. Trước miếu có hai mộ am, có sách ghi chép: một am gọi là “hà sa hào tích” (hà sa là rau bà đẻ).

- Còn có một xu hướng ngược lại nữa cũng song song diễn ra: xu hướng toàn quốc hoá các nhân vật lịch sử ở một địa phương cụ thể nào đó. Đây là cách để người dân địa phương gắn bó mình với toàn dân tộc, nó thể hiện nhu cầu muốn gắn bó làng xã với quốc gia, với triều đình

Ví dụ: Dóng, sau khi thắng giặc Ân trở về, trên đường về (từ Bắc Ninh – những vùng Quế dương, Võ giàng, Thuận Thành, Tiên du, Yên Phong …nơi in dấu những vết chân ngựa và gốc tre ngà bị nhổ- về Sóc Sơn) có ngồi lại bên Hồ Tây, mở gói cơm cà ra ăn. Những hạt cà rơi xuống mọc lên một giống cà Xuân Đỉnh nhỏ, giòn, ngon. Dóng đến làng Kẻ Khốn ngồi nghỉ uống nước, thấy nước mát liền đổi tên làng là làng Kẻ Mát…

- Như vậy, cuộc đồi người anh hùng bao giờ cũng gắn với các vùng địa danh: đất sinh ra, đất chết đi hay hoá thân, và vùng đất đi qua để lại dấu vết về hành trạng, sự kiện, chiến công…

- Và như vậy, truyền thuyết trong quá trình lưu truyền được biến đổi cả về lượng và chất. Sự gắn kết nhân vật truyền thuyết với địa phương, với phong vật đã dần dần trở thành một tâm thức phổ biến, để dẫn đến hình thành một quy luật tâm lý phổ biến trong đời sống nhân dân: thấy vật nhớ đến người, nghĩ đến người nhớ vật.

- Hiện tượng này cũng phù hợp với lễ hội, phong tục dân gian. Đó là ngoài các lễ hội mang tính chất toàn quốc hay của một vùng rộng lớn (Hội đền Hùng, Hội Côn Sơn Kiếp Bạc…) thì hầu hết các lễ hội đều là các hội làng (hoặc liên làng).

22 tháng 3 2017

- An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước: thành xây ở đất Việt Thường nhưng “hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy”. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây được thành, chế nỏ thần, chiến thắng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hòa. Thông qua những chi tiếc kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thân linh), dân gian đã ngợi ca nhà vua, tụ hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc

22 tháng 3 2017

*Các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm"" Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử.

-Khái niệm truyền thuyết:là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại

- Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo.

* Dẫn chứng:

Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc

-Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa (nữ tướng của Hai Bà Trưng) trải qua các vùng Hương Nha, Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu… Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng. Riêng vùng Nam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyền là đá cấm, vẫn để thờ trong miếu. Trước miếu có hai mộ am, có sách ghi chép: một am gọi là “hà sa hào tích” (hà sa là rau bà đẻ).

- Thánh Gióng, sau khi thắng giặc Ân trở về, trên đường về (từ Bắc Ninh – những vùng Quế dương, Võ giàng, Thuận Thành, Tiên du, Yên Phong …nơi in dấu những vết chân ngựa và gốc tre ngà bị nhổ- về Sóc Sơn) có ngồi lại bên Hồ Tây, mở gói cơm cà ra ăn. Những hạt cà rơi xuống mọc lên một giống cà Xuân Đỉnh nhỏ, giòn, ngon. Dóng đến làng Kẻ Khốn ngồi nghỉ uống nước, thấy nước mát liền đổi tên làng là làng Kẻ Mát…

-- Như vậy, cuộc đồi người anh hùng bao giờ cũng gắn với các vùng địa danh: đất sinh ra, đất chết đi hay hoá thân, và vùng đất đi qua để lại dấu vết về hành trạng, sự kiện, chiến công…

Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội

- Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…

- Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết. Thực chất trong các truyền thuyết anh hùng, hai mặt sản xuất và chiến đấu được kết hợp rất nhịp nhàng. Trong truyền thuyết Thánh Gióng bên cạnh việc đánh giặc cũng còn có chuyện hái cà, đập đất, chăn trâu…Hai Bà Trưng sau khi chết còn hiển linh giúp dân chống hạn. Cao Lỗ khi hiển linh với Cao Biền có nói rằng: phàm việc dẹp giặc và việc mùa màng ta đều được chủ trương cả - Lĩnh nam chích quái. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài, hai mặt làm ăn và đánh giặc đã chiếm vị trí quan trọng duy nhất trong đời sống dân tộc ta, mặt khác cũng do cả hai việc lớn này đều do một người gánh vác – người nông dân Việt Nam.

13 tháng 2 2020

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.

Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.
Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!

Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.

Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

21 tháng 3 2018

“Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.



 

21 tháng 3 2018

bạn Hoàng Phú Huy ơi không có Lá lành đùm lá rách hả bạn

Ai muốn vào team tui không

Xin lỗi rất nhiều vì đã làm sai quy luật, nội quy ạ

Mong mọi người đừng chửi

Học Tốt

16 tháng 2 2020

đừng như vậy nữa ,người ta lên đây để học ko phải để chơi ,sắp thi rồi lo ôn vào ,đang sốt sắng chờ đợi câu hỏi tự nhiên vào đây trả lời mấy cái câu ko ra j ,ko thấy nhục à