K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2021

Tham khảo!

  Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính ấy để hoàn thiện bản thân thành công dân tốt.

      Trung thực là gì? Đó là hết lòng với mọi người, là thật thà là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, là người luôn được mọi người tin tưởng.

      Trong học tập biểu hiện của nó là trong các kì thi của giới học sinh gần như không có hành động quay cóp, chép bài. Và cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, họ không sản xuất những mặt hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện được nhân cách của họ sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính ấy, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu nhân cách, và khi ta mắc sai lầm ta sẽ dễ dàng sửa chữa hơn. Nó sẽ làm cho xã hội văn minh giàu đẹp giúp đất nước phát triển hơn.

      Tuy nhiên bên cạnh những người có đức tính ấy và hoàn thiện nó thì vẫn có những con người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và nên án. Biểu hiện rõ nhất vẫn là học sinh hay, nạn học giả, bằng giả do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một vấn nạn lớn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, ý nghĩa việc dạy và học, gây xôn xao xã hội, chất lượng việc làm kém. Và tiếp đó phải kể đến là trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm ngày càng kém, hình tượng hàng giả hàng nhái ngày càng nhiều gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho người tiêu dùng nhiều khi là tính mạng: Ung thư, ngộ độc,… Các loại sứa, nước mắm, thuốc, rau xanh với những quảng cáo rất hay, rất bắt mắt nhưng đâu biết sau nó là những chất siêu độc hại mà người bán cho vào nhằm thu lợi nhuận.

      Những công việc trên đều đáng phản ánh vì nó đã vi phạm đạo đức công dân một cách nghiêm trọng cần xử lí.

      Để tránh được các tệ nạn trên cần có sự ý thức của mọi người là trên hết. Rồi cần tố cáo, lên án những hành động sai trái để đẩy lùi nó. Rồi đặc biệt là các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp mạnh tay để xử lí. Là một con người sống trong một xã hội hành động, ta cần có đức tính trung thực để hoàn thiện bản thân, giúp đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên và xã hội văn minh hơn.

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trung thực, thật thà là một phẩm chất tốt đẹp và đáng quý của con người. Nó được thể hiện không phải là qua những hành động gì cao đẹp, lớn lao mà có khi đơn giản chỉ là hành động nhỏ, ai cũng có thể thực hiện được như: nhặt được của rơi trả lại người mất, hay trung thực không gian lận trong khi làm bài kiểm tra hay thi cử,…

 

27 tháng 11 2021

làm sai nhưng biết nhận lỗi

7 tháng 12 2021

Bác Hồ.

7 tháng 12 2021

tham khảo

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

17 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

 

17 tháng 1 2022

Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

28 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

17 tháng 11 2016

"Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...".

 

Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.



 

17 tháng 11 2016
Nhắc đến con trai lão, ta hiểu lão yêu con sâu sắc đến nhường nào! Lão thương con không lấy được vợ, phẫn chí phải ra đi. Trong việc lỡ dở tình duyên này, lão luôn day dứt vì mình không phải. Ai đời làm cha mà không lo nổi hạnh phúc cả đời cho con, để nó phải đi làm đồn điền cao su? Lão thương con đứt ruột nhưng lại bất lực để con ra đi. Tất cả cũng chỉ tại những hủ tục của xã hội đương thời : bên nhà gái thách cưới nặng quá, lão nghèo nên không thể lo nổi, khiến trai gái yêu nhau mà không đến được vs nhau. Xã hội xưa bên nhà gái thách cưới rất nặng. Lão không cho nó bán vườn đâu phải vì không thương nó, đứa con mới lớn sao hiểu được sự lo lắng của người cha đã từng trải, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của con : “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Với lại , nói cho cũng nữa, nếu đằng gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới”. Con trai lão “thấy bố nói thế thì thôi ngay”, “thôi” nhưng nó có vẻ buồn vì “hai đứa mê nhau lắm”. Trước lúc đi xa, nó không những không giận bố mà còn biếu bố hẳn 3 đồng bạc. Đối với lão, tất cả những chi tiết ấy như một kỉ vật thiêng liêng về lòng hiếu thảo, Bởi vậy khi nhắc đến con trong những cuộc trò chuyện vs ông giáo, đôi mắt lão Hạc lại rưng rưng. Lão ngậm ngùi trong tiếng nấc , bất lực, cam chịu thấy con ra đi : “ Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?”. Con trai đi rồi, lão cô đơn nay lại càng cô đơn hơn. Lí lẽ lão biện hộ để giữ lại mảnh vườn cho con rất lạ : lão đứng về phía con mà chống lại mọi thứ. Viết giấy làm văn tự nhượng lại cho ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, lí luận đã đành, lão còn chống lại cả chính mình nữa: “ của mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Ông giáo khuyên cứ để tiền đấy mà ăn, lão năn nỉ : “ Đã đành rằng thế. Nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, hết tiền cả. Nó vợ con chưa có, ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? Tôi cắn rơm cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi”. Thì ra tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, vs lão Hạc, nó là một nguyên tắc sống. Chính lão không cho phép mình động chạm vào thứ mực thước tinh thần do chính lão đặt ra. Cuộc đời lão như dòng sông bên lở bên bồi. Lão là bên lở cứ lở mãi để bên bồi của con được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ. tươi tốt Lão âm thầm hi sinh chỉ mong con có một tương lai tốt đẹp .



Để lấp đầy khoảng trống của nỗi nhớ con, lão dành cả tình yêu thương cho ***** được đặt tên là “cậu Vàng” – kỉ vật của người con trai để lại. Cách lão Hạc đối xử vs cậu Vàng càng làm nổi bật tấm lòng nhân hậu của lão. ***** như một đứa con, thậm chí còn “như một đứa con cầu tự” do thần thánh ban cho. Lão chăm sóc nó như một con người, bắt rận, tắm táp cho nó. Bao nhiêu tình thương của một người cha , lão dành cho con chó. Trong cái xã hội mà nhiều khi con người còn đối xử tệ bạc vs nhau, liệu có mấy ai yêu thương một ***** như lão Hạc : “Những buổi tối, khi lão uống rượu thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ” ? ***** gợi hình bóng của đứa con, bởi thế, trò chuyện vs ***** cũng là cách lão tâm sự về con : “ Cậu có nhớ bố cậu không hả, cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về…” Cứ như vậy, bao nhiêu nỗi niềm, lão kể ra bằng hết cho cậu Vàng.Cậu con trai duy nhất dứt khỏi vòng tay của cha, lão coi ***** như con, như cháu. Đau đớn biết bao khi lão phải dứt tình bán cho chó đi! Không bán cậu Vàng đi lão làm sao nuôi nổi mà không để nó ốm, trong khi lão cũng đang đói dài “ tính ra cậu Vàng ấy còn ăn khỏe hơn cả tôi”. Không bán cậu Vàng làm sao lão có đủ tiền để khi nhắm mắt xuôi tay mà không mấy “ liên lụy đến hàng xóm láng giềng” ? Còn nếu phải bán ***** đi, lão mất đi một nguồn an ủi. Vợ lão mất, con trai đi bằn bặt, chỉ có mình nó để giải khuây, thiếu nó lão lấy ai sống cùng? Lão nói nhiều đến việc bán chó khiến ông giáo “ nghe câu ấy đã nhàm”. Lão nói nhiều bởi lão đắn đo, nhưng rồi suy đi tính lại, lão vẫn phải quyết định bán nó đi. Cái giá mà lão Hạc phải trả cho việc bán cậu Vàng là quá đắt. Lão tức tưởi trong sự giày vò, lão day dứt khôn nguôi trong nỗi niềm ân hận. Tận nơi sâu thẳm của lương tâm, lão Hạc thấy mình như một người mắc lỗi, một tội lỗi không thể tha thứ. Chẳng vậy mà hôm sau sang nhà ông giáo để báo tin, mặc dầu vs bộ mặt “ cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng kì thực lòng lão đâu có vui. Chỉ cần một câu hỏi cho có chuyện của ông giáo : “ Thế nó cho bắt à?” là nỗi đau trong lòng lão lại dâng lên, tạo nên đột biến trên khuôn mặt: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão ân hận vì thương ***** vẫn quấn quít vs mình hàng ngày ,ân hận vì đã đẩy nó đến cái chết thương tâm . Đôi mắt đầy trách móc của ***** còn là câu hỏi ám ảnh con người lương thiện ấy đến suốt đời : “ thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Hiện thực nghiệt ngã đã cướp đứa con của lão, đói nghèo lại lấy mất người bạn tri kỉ. Lão như bị đứt đi từng mảng của cuộc sống, dường như đã thấy trước cái chết của mình. Chứng kiến cảnh đó, ông giáo không xót xa năm quyển sách như trước nữa. Trước kia, ông giáo quý mấy quyển sách đó cũng là vì sách là kỉ vật về một thời đầy mơ ước. Mặt khác vì – cũng theo như cách nói của Nam Cao- khi một người bị đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình, hơi sức đâu mà nghĩ đến cái đau của người khác .Những rồi sau đó, ông giáo đã hiểu…. Bao nhiêu đau đớn, buồn vui như những cơn bão lòng dồn dập ập đến và khi cơn bão ấy rút đi, nó để lại những vết tích tan hoang, khiến cái gì đó trong lòng lão vỡ ra nhưng không sao hàn gắn được. Có thể nói: cái đau của lão Hạc là cái đau của một người giàu lòng yêu thương và có nhân cách.



Câu nói về kiếp người của lão Hạc như xát muối vào tim lão và cả người đọc. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là cách duy nhất đối vs lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hóa. Trước khi chết, lão vẫn mang lòng tự trọng cao. Trao trọn ba mươi đồng bạc và văn tự cho ông giáo – để giữ lại mảnh vườn cho con và khỏi phiền lụy tới hàng xóm láng giềng lo tang cho mình – lão không còn một đồng. Ngày qua ngày, lão kiếm mọi thứ để nhét vào cái dạ dày của mình mà không đủ no: củ chuối, sung luộc, con trai, con ốc…. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo ngờ đâu cũng là những lời trăng trối sau cùng. Kết cục bi thảm của lão Hạc được báo trước nhưng vẫn không khỏi khiến ta bất ngờ, thương cảm. Trong những dòng cuối truyện, NC viết : “ chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”. Nhưng Binh Tư đâu có hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của lão Hạc. Chỉ có ông giáo hiểu mọi chuyện từ đầu đến cuối. Lão Hạc đúng là khổ vì ăn nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà đánh đổi nhân cách cho dù là phải chết. Cái chết của lão là một sự minh oan. Hơn thế nữa, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng yêu con âm thầm mà lớn lao.



Kết thúc bi kịch là sự thật chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại cho chúng ta biết bao suy ngẫm về số phận của những con người trong xã hội cũ. Đó là lời phê phán đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến. Ở đó, thế mạnh nằm trong tay các quan lại giàu có, số phận người dân nghèo còn thua xa cả loài vật. Kết cục của lão Hạc là bế tắc của cả xã hội lúc bấy giờ. Biết bao cuộc đời khác cũng như lão, bị hiện thực dồn vào bước đường cùng. Nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là chàng nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường không lối thoát, phải trở thành tên lưu manh hóa, chuyên rạch mặt ăn vạ. Hay như chị Dậu – người đàn bà lực điền mang nhiều phẩm chất tốt đẹp- cũng bị xã hội bất công dồn ép: “ Buông tay, chị vội vàng choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị”. Cuộc đời những con người đáng thương ấy cứ quẩn quanh, không lối thoát. Chí Phèo bố vừa chết thì Chí Phèo con ra đời, tiền đồ chị Dậu thì tối đen như mực, không biết bao giờ mới sang lên?





Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện của tác giả. Diễn biến tâm lí của lão Hạc , của ông giáo được miêu tả hợp lí, tự nhiên. Hai nhân vật ấy đều có nỗi khổ riêng, nhưng ông giáo, nhờ có việc “cố tìm mà hiểu” đã phát hiện ra vẻ đẹp của lão Hạc đằng sau vẻ ngoài dường như lẩn thẩn, dở hơi. Mặt khác,ở đây nhân vật “tôi” vừa là người dẫn truyện, vừa đối thoại trực tiếp làm cho tác phẩm trở nên đa giọng điệu.



Tấn bi kịch của lão Hạc là lời mà nhà văn Nam Cao – nhà văn đã từng sống qua chế độ phong kiến đày áp bức, bất công ấy – tố cáo xã hội lúc bấy giờ. “Lão Hạc” thể hiện sâu sắc tài năng của Nam Cao và “ đưa ông lên hàng đầu dòng văn học hiện thực VN đang đi vào chặng cuối cùng của nó, trước khi vào bản lề Cách mạng tháng Tám”.
 
 
16 tháng 8 2019

Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.

Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.

15 tháng 8 2019

Có tài không đức : có cái anh đấy học rất giỏi, kĩ năng làm việc rất tốt nhưng tình tình kiêu căng, ngạo mạn khiến mọi người cảm thấy khó thiện cảm

Có đức không tài : có cái anh đấy rất hiền lành, tốt bụng, ngây ngô, thật thà nhưng lại không được học hành cũng như chẳng có kĩ năng gì cả

10 tháng 9 2021

trong văn bản trong làng mẹ cảm ơn mn rất nhiều ạ

 

9 tháng 7 2017

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa.



9 tháng 7 2017

Trong xã hội ngày nay tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mình cần phải có nhất là học sinh để hoàn thiện chính mình trở thành người công dân tốt.

Trung thực là hết lòng với mọi người là thật thà, ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, luôn được mọi người tin tưởng.

Trong cuộc sống đức tính trung thực thể hiện qua các kì thi học sinh, không có hiện tượng chép bài hoặc xem bài của bạn. Biểu hiện trong xã hội, không nói sai sự thật không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp làm nguy hại đến người tiêu dùng…

Trong cuộc sống, con người rèn luyện được đức tinh trung thực thì sẽ dần hoàn thiện nhân cách được mọi người yêu mền, tôn trọng. Chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta có vốn tri thức để làm giàu cho cuộc sống. Và nếu chúng ta mắc sai lầm ta sẽ dễ dàng sửa chữa.

Trong cuộc sống có những người biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và lên án biểu hiện trong học sinh hiện nay, nạn học giả quay cóp bài, gian lận trong thi cử. Trong kinh doanh báo cáo không trung thực chất lượng sản phẩm ngày càng kém đi ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biểu hiện đó đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội, căn bệnh này khiến xã hội xuống cấp. Đạo đức con người dần bị hạ thấp xóa bỏ những nét đẹp truyền thống dân tộc.

Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy nùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực.

Đức tính trung thực là một đức tính không thể thiếu trong mỗi con người có trung thực mới được mọi người yêu mến và kính trọng. Hãy rèn luyện đức tính trung thực ngay từ bây giờ.