K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông báo về những bạn qua vòng 1 cuộc thi Địa

Số lượng: 20 bạn

  • 1. Diệp Băng Dao 15.3
  • 2. Lê Minh Anh 15.3
  • 3. Học 24h 15.05
  • 4. Thảo Phương 14.1
  • 5. Trần Nguyễn Bảo Quyên 14.1
  • 6. trần thị diệu linh 13.7
  • 7. Trần Thị Hà My 13.5
  • 8. Phạm Ngân Hà 13.45
  • 9. Hải Anh 13.35
  • 10. Nguyễn Nhật Minh 13.25
  • 11. Học tốt 13.25
  • 12. Mai Nguyễn 12.7
  • 13. Jatsumin 12.35
  • 14. Lê Quỳnh Phương 12.3
  • 15. Ngô Hoàng Anh 11.95
  • 16. phương linh 11.8
  • 17. HUYNH NHAT TUONG VY 11.7
  • 18. Nguyễn Thị Thảo 11.4
  • 19. Thảo Phương 11.25
  • 20. Nguyễn Thị Ngọc Bảo 10.75

Tag lâu lắm nên ko muốn tag

Cách chấm điểm:

-Diểm tự luận không có tuyệt đối

-Đã kiểm tra chép mạng

-Chấm theo đáp án

Đáp án:

Đáp án

I-Trắc nghiệm

1. A

2. D

3. D

4. B

5. B

6. A

7. C

8. A

9. B

10. C

11. A

12. C

13. D

14. C

15. C

16. A

17. A

18. A

19. A

20. D

II-Tự luận( Em chỉ đưa ra ý cơ bản)

Câu 1:

a)Mực nước lũ ở các sông miền Trung lên nhanh vì:

-Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn

-Hình thái sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc

-Sông trong nội địa, diện tích lưu vực nhỏ

-Rừng đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá

-Nhiều hồ thủy điện xả nước cùng 1 lúc,

-Thường xuyên có bão và áp thấp

b)Thuận lợi và khó khăn tự nhiên của nước ta là:

- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện.

- Khó khăn: có nhiều thiên tai, môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng, nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.

Câu 2:

+ Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi:Năm 2007 so năm 1999, cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi khá rõ nét

–Tỉ lệ dân số độ tuổi lao động(Nhóm tuổi 15-59) lớn và đang tăng dần

-Tỉ lệ dân số trên lao động (Trên 60t) đang tăng dần nhưng còn thấp

–Tỉ lệ dân số nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm dần

+Nguyên nhân của sự khác nhau giữa hai tháp dân số:

–Tỉ lệ dân số nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm dần vì người dân đã biết triển khai và thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

– Tỉ lệ dân số độ tuổi lao động(Nhóm tuổi 15-59) lớn và đang tăng dần vì Dân số nước ta đang trong thời kì"Dân số vàng" Lực lượng lao động đông, lượng người ăn theo nhỏ

– Tỉ lệ dân số trên lao động (Trên 60t) đang tăng dần vì kinh tế phát triển nên mức sống nhân dân được nâng cao, cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực y tế đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

Câu 3:

a)Đặc điểm chung địa hình nước ta:Chia ra 3 ý theo 3 mục sgk thì đúng nhất

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

b)Biện pháp để sống lâu dài, bền vững ở ĐB sông Cửu Long

-Chủ động sẵn sàng vật tư, phương tiện, lương thực,thực phẩm, thuốc men trước mùa lũ

-Xây dựng cơ cấu kinh tế và nếp sống phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa

-Xây dựng các công trình phân lũ, thoát lũ nhanh

-Xây dựng khu tập trung dân cư an toàn có kiến trúc phù hợp(nhà nổi,...)

-Phối hợp hoạt động với các nước trong Ủy Ban sông MÊ Công để dự báo chính xác và sử dụng hợp lý các nguồn lợi sông Mê Công nói chung và sông Cửu Long nói riêng

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không hợp lý là:

Có những nguyên nhân chính sau:
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, nhiệt độ, đất đai,...)
- Vị trí địa lí: đồng bằng hay miền núi,...
- Điều kiện kinh tế : thành phố hay nông thôn, khu công nghiệp,...
- Sự phát triển của xã hội: ở các thành phố lớn hay các khu vực vùng sâu vùng xa,…

Vòng 2 : Diễn ra vào chiều 4 hoặc sáng thứ 5

Các bạn được thi vòng 2 chú ý nha :) !!!

25
24 tháng 7 2018

Bạn nào thắc mắc về điểm(Mình chấm sai hay cộng điểm thiếu) bình luận vào đây để mình sửa

24 tháng 7 2018

hihi

30 tháng 9 2016

 Thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.

Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.

Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.

Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...

Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.

Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

Thông báo về Kết quả cuộc thi Địa lý vòng 2 Số lượng bạn qua vòng này chỉ 10 bạn thôi nha :) 1. Thảo Phương 17.75 2. Nguyễn Thị Thảo 17.75 3. Học 24h 17.5 4. Lê Minh Anh 17 5. Nguyễn Nhật Minh 17 6. Jatsumin 16.5 7. Lê Quỳnh Phương 16.25 8. Thảo Phương 16 9. Diệp Băng Dao 15.75 10. Học tốt 15.25 Cách chấm điểm dựa vào biểu điểm, các bạn làm giống bài nhau nên bị trừ 1đ mỗi bài ....
Đọc tiếp

Thông báo về Kết quả cuộc thi Địa lý vòng 2

Số lượng bạn qua vòng này chỉ 10 bạn thôi nha :)

  • 1. Thảo Phương 17.75
  • 2. Nguyễn Thị Thảo 17.75
  • 3. Học 24h 17.5
  • 4. Lê Minh Anh 17
  • 5. Nguyễn Nhật Minh 17
  • 6. Jatsumin 16.5
  • 7. Lê Quỳnh Phương 16.25
  • 8. Thảo Phương 16
  • 9. Diệp Băng Dao 15.75
  • 10. Học tốt 15.25

Cách chấm điểm dựa vào biểu điểm, các bạn làm giống bài nhau nên bị trừ 1đ mỗi bài . Thấy giống mình trừ ko quan tâm có chép mạng hay ko

Đáp án tham khảo bài của bạn đc 17.75

Phần I: Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D A D B C

Phần II: Tự Luận

Câu 1: a, Tại sao Tây Nam Á được coi là điểm nóng của thế giới:

- Có vị trí chính trị quan trọng, nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á và châu Âu.
- Khí hậu khô hạn, nóng nực .
- Vấn đề về công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước Tây Nam Á.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
+ Là một khu vực chính trị không ổn định vì thường xảy ra các cuộc xung đột tranh chấp dầu mỏ.
- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng hoảng.
+ Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

1. Nguyên nhân.

- Do tranh chấp về nguồn tài nguyên (đất đai, nguồn nước,dầu mỏ,...).
- Do sự phân biệt, khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, tư tưởng, quan niệm, ý kiến của các tôn giáo.
- Do chịu sự ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài vào.
- Do khí hậu khô hạn, nóng nực vì có đường xích đạo Bắc đi ngang qua lãnh thổ.

2. Hậu quả

- Cho thấy sự bất ổn về chính trị, vấn đề khai thác dầu mỏ,... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm giảm sự phát triển về kinh tế và giảm dần đi nguồn tài nguyên sẵn có.
- Gây ra sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, sắc tộc và xuất hiện nạn khủng hoảng.
- Ảnh hưởng tới giá dầu trên toàn thế giới.

3. Giải pháp.

- Xóa bỏ sự mâu thuẫn về quyền lợi tranh chấp đất đai, nguồn nước, dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Xóa bỏ về những quan điểm, tư tưởng giữa các tôn giáo và giải quyết triêt để nạn khủng hoảng.
- Xóa bỏ sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài.
- Nâng cao, khắc phục kinh tế -chính trị.
- Xây dựng xã hội văn minh, tiên tiến và phát triển.

b, Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng:
- Bởi vì Tây Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới lục địa khô hạn và nóng, nhiệt độ quanh năm còn cao nên độ bốc hơi lớn nhưng do có đường chí tuyến Bắc đi ngang qua lãnh thổ nên mưa ít và khô.
- Ngoài ra, địa hình Tây Nam Á có nhiều đồi núi, sơn nguyên nên dù nằm sát biển nhưng khí hậu vẫn nóng, khô và mưa ít.

Câu 2:

b, Nhận xét tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của đội trong giai đoạn trên là :

- Các năm có bình quân sản kuongwj cá khai thác cao hơn các năm khác và trên 4kg/người là: Năm 2010 (cao nhất với 6,4 kg/người), tiếp đến là năm 2005(5,2 kg/người), Năm 2000 (4,8 kg/người).

- Cuối cung là là năm 1999 (4kg/người).

=> Từ năm 1999 cho đến năm 2010 cho thấy rõ sự phát triển sản lượng khai thác cá bình quân đầu người của Ấn Độ cũng như tốc độ tăng dân số.

Câu 3: a,Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên Vùng Biển và Hải đảo:
- Bởi vì hoạt động khai thác về kinh tế biển rất đa dạng như đánh bắt, nuôi trồng hải sản,... nên chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường nước.
- Môi trường biển không chia cắt được. Nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới cả vùng biển.
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước những tác động con người.
- Đem lại hiệu quả cao, không gây tàn phá đến môi trường và sinh vật dưới nước.

b, Nguyên nhân

- Do lâm tặc khai thác rừng bừa bãi.
- Cháy rừng, đốt nương làm rẫy.
- Do ý thức của người dân xung quanh không tốt.
- Khai thác gỗ không có kế hoạch hoặc không được sự cho phép.
- Do hậu quả chiến tranh.

Lưu ý: Tối mai ( Khoảng 7-9h)sẽ mở vòng 3 cuộc thi Địa để trah giải thưởng cuối cùng mong các bạn tham gia đầy đủ

17
31 tháng 7 2018

oaoa

31 tháng 7 2018

chúc các bạn thi tốt

Nhận xét : Dân số nước ta trong các năm ngày càng tăng, tăng rất nhanh

Biểu hiện :

+ Từ năm 1976 - năm 2000 : Từ 49,2 triệu người lên đến 77,7 triệu người. Số liệu này cho thấy chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm dân số đã tăng gần 30 triệu người.

+ Các năm 2005, 2015 cũng tăng nhanh ( 82 triệu người và 91 triệu người )

4 tháng 5 2018

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-35-vung-dong-bang-song-cuu-long.1225/

1 tháng 11 2017

Các cơ sở khai thách nhiên liệu lớn nhất phân bố ở những nơi có tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu như khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

31 tháng 10 2017

Ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố dựa vào điều kiện: Có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu như than ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

TL
12 tháng 7 2020

Gửi anh :v hi vọng là ko bị coi là copy :)

Địa lý kinh tếĐịa lý kinh tếĐịa lý kinh tếĐịa lý kinh tế

Chào em, em vui lòng đọc kĩ sự kiện.

Cảm ơn.

11 tháng 8 2018

Ohh toàn đăng h cô hồn không ai cmt hihi Tiếp tục cố gắng và nên rút kinh nghiệm

11 tháng 8 2018

không trao giải à