K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông báo về Kết quả cuộc thi Địa lý vòng 2

Số lượng bạn qua vòng này chỉ 10 bạn thôi nha :)

  • 1. Thảo Phương 17.75
  • 2. Nguyễn Thị Thảo 17.75
  • 3. Học 24h 17.5
  • 4. Lê Minh Anh 17
  • 5. Nguyễn Nhật Minh 17
  • 6. Jatsumin 16.5
  • 7. Lê Quỳnh Phương 16.25
  • 8. Thảo Phương 16
  • 9. Diệp Băng Dao 15.75
  • 10. Học tốt 15.25

Cách chấm điểm dựa vào biểu điểm, các bạn làm giống bài nhau nên bị trừ 1đ mỗi bài . Thấy giống mình trừ ko quan tâm có chép mạng hay ko

Đáp án tham khảo bài của bạn đc 17.75

Phần I: Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D A D B C

Phần II: Tự Luận

Câu 1: a, Tại sao Tây Nam Á được coi là điểm nóng của thế giới:

- Có vị trí chính trị quan trọng, nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á và châu Âu.
- Khí hậu khô hạn, nóng nực .
- Vấn đề về công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước Tây Nam Á.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
+ Là một khu vực chính trị không ổn định vì thường xảy ra các cuộc xung đột tranh chấp dầu mỏ.
- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng hoảng.
+ Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

1. Nguyên nhân.

- Do tranh chấp về nguồn tài nguyên (đất đai, nguồn nước,dầu mỏ,...).
- Do sự phân biệt, khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, tư tưởng, quan niệm, ý kiến của các tôn giáo.
- Do chịu sự ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài vào.
- Do khí hậu khô hạn, nóng nực vì có đường xích đạo Bắc đi ngang qua lãnh thổ.

2. Hậu quả

- Cho thấy sự bất ổn về chính trị, vấn đề khai thác dầu mỏ,... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, làm giảm sự phát triển về kinh tế và giảm dần đi nguồn tài nguyên sẵn có.
- Gây ra sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo, sắc tộc và xuất hiện nạn khủng hoảng.
- Ảnh hưởng tới giá dầu trên toàn thế giới.

3. Giải pháp.

- Xóa bỏ sự mâu thuẫn về quyền lợi tranh chấp đất đai, nguồn nước, dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Xóa bỏ về những quan điểm, tư tưởng giữa các tôn giáo và giải quyết triêt để nạn khủng hoảng.
- Xóa bỏ sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài.
- Nâng cao, khắc phục kinh tế -chính trị.
- Xây dựng xã hội văn minh, tiên tiến và phát triển.

b, Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng:
- Bởi vì Tây Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới lục địa khô hạn và nóng, nhiệt độ quanh năm còn cao nên độ bốc hơi lớn nhưng do có đường chí tuyến Bắc đi ngang qua lãnh thổ nên mưa ít và khô.
- Ngoài ra, địa hình Tây Nam Á có nhiều đồi núi, sơn nguyên nên dù nằm sát biển nhưng khí hậu vẫn nóng, khô và mưa ít.

Câu 2:

b, Nhận xét tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của đội trong giai đoạn trên là :

- Các năm có bình quân sản kuongwj cá khai thác cao hơn các năm khác và trên 4kg/người là: Năm 2010 (cao nhất với 6,4 kg/người), tiếp đến là năm 2005(5,2 kg/người), Năm 2000 (4,8 kg/người).

- Cuối cung là là năm 1999 (4kg/người).

=> Từ năm 1999 cho đến năm 2010 cho thấy rõ sự phát triển sản lượng khai thác cá bình quân đầu người của Ấn Độ cũng như tốc độ tăng dân số.

Câu 3: a,Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên Vùng Biển và Hải đảo:
- Bởi vì hoạt động khai thác về kinh tế biển rất đa dạng như đánh bắt, nuôi trồng hải sản,... nên chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường nước.
- Môi trường biển không chia cắt được. Nếu một vùng biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới cả vùng biển.
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước những tác động con người.
- Đem lại hiệu quả cao, không gây tàn phá đến môi trường và sinh vật dưới nước.

b, Nguyên nhân

- Do lâm tặc khai thác rừng bừa bãi.
- Cháy rừng, đốt nương làm rẫy.
- Do ý thức của người dân xung quanh không tốt.
- Khai thác gỗ không có kế hoạch hoặc không được sự cho phép.
- Do hậu quả chiến tranh.

Lưu ý: Tối mai ( Khoảng 7-9h)sẽ mở vòng 3 cuộc thi Địa để trah giải thưởng cuối cùng mong các bạn tham gia đầy đủ

17
31 tháng 7 2018

oaoa

31 tháng 7 2018

chúc các bạn thi tốt

Nhận xét : Dân số nước ta trong các năm ngày càng tăng, tăng rất nhanh

Biểu hiện :

+ Từ năm 1976 - năm 2000 : Từ 49,2 triệu người lên đến 77,7 triệu người. Số liệu này cho thấy chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm dân số đã tăng gần 30 triệu người.

+ Các năm 2005, 2015 cũng tăng nhanh ( 82 triệu người và 91 triệu người )

20 tháng 6 2017
1.
- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ TB cao (27,10C), nóng quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 250C

+ Tháng có nhiệt độ TB cao nhất là tháng 4, tháng có nhiệt độ TB thấp nhất là tháng 12 (DC)

+ Biên độ nhiệt độ TB năm nhỏ (3,20C)

- Chế độ mưa:

+ Lượng mưa TB năm lớn (1030,9mm)

+ Có sự phân hóa lượng mưa theo mùa rõ rệt

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau .
2.
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, gần xích đạo, lượng bức xạ Mặt Trời lớn, hầu như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Mùa khô sâu sắc do chịu tác động của khối khí tín phong BCB có tính chất khô nóng.
11 tháng 10 2017

1/

- nhiệt độ cao nhất

- nhiệt độ thấp nhất

- biên độ nhiệt

- tháng mưa nhiều nhất

- tháng mưa ít nhất

30 tháng 10 2019

Kết quả nối

1 - g

2 - e

3 - d

4 - h

5 - c

6 - a

Chúc em học tốt!

31 tháng 3 2020

số liệu bạn viết rõ hơn được không?

1 tháng 10 2018

a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm

b) Nhận xét

Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.

+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).

+ Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.

Giải thích:

+ Đàn gia súc, gia cầm tăng do:

– Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.

– Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.

– Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

+ Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.

* Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:

– Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.

– Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

* Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.

1 tháng 10 2018

câu trả lời này không khớp với câu hỏi đâu bạn

4 tháng 9 2018

Hỏi đáp Địa lý

Chúc em học tốt!

4 tháng 9 2018

Cảm ơn cô vui