K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2019
  • Trang chủ
  • Home
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
  • Giới thiệu
    •  
    •  
  • Liên hệ

  • Thuyết trình khoa học: Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc thế kỷ XVI
  • Thư mời tham dự Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Triết học (1959 - 2019)
  • Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Việt Nam” - Chủ đề năm 2019: “Xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo: Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”
  • ANNOUNCEMENT FOR INTERNATIONAL CONFERENCE: CURRENT PERSPECTIVES ON THE INTERPLAY BETWEEN PHILOSOPHY, ETHIC AND EDUCATION
  • Mít tinh chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10
  • Lễ trưởng thành Đoàn
  • Lễ công bố và quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng Viện Triết học nhiệm kỳ 2019 - 2024
  • Thông tin Hội thảo quốc tế: Nho học Đông Á đối diện với văn minh phương Tây giai đoạn đầu
  • Tạp chí Triết học số 08 (339) tháng 08 năm 2019
  • Tạp chí Triết học số 07 (338) tháng 07 năm 2019

Rss Feed

QC Shop

Gửi bài viết qua email
In bài viết
Lưu bài viết

Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay

Lê Thị Tuyết Ba(*)

Nguồn: Tạp chí Triết học, số 10 (185), tháng 10 - 2006

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nước.

Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị. Trên thực tế, pháp luật của những nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thường phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Ngược lại, nếu pháp luật của nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thường chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính. Trong trường hợp như vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.

Trước đây, trong lịch sử, Nho giáo đã lấy đạo đức để răn dạy con người. Với chủ trương “đức trị”, Nho giáo đã “đạo đức hoá chính trị” và đề cao, thậm chí đến mức tuyệt đối hoá việc quản lý xã hội bằng cách nêu gương, cảm hoá, làm cho dân chúng an tâm và từ đó, hy vọng tạo nên sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng to lớn, tích cực đối với đời sống xã hội, Nho giáo cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực và bảo thủ.

Đối lập với chủ trương “đức trị” là tư tưởng “pháp trị”. Thực tế cho thấy, đã từng có những vị vua dùng pháp luật để cai trị đất nước. Với chủ trương “pháp trị”, họ đã có những chính sách thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa xã hội đi vào cuộc sống có quy củ, vận hành theo khuôn khổ của phép nước. Tuy nhiên, cả tư tưởng “đức trị” và “pháp trị” thời phong kiến, bên cạnh mặt tích cực, đều có tính chất phiến diện. Thực ra, những tư tưởng ấy chỉ là những biện pháp khác nhau mà các thế lực thống trị sử dụng để củng cố địa vị và quyền lực của mình,

Trong xã hội không còn đối kháng giai cấp, nhà nước là người đại diện cho nhân dân lao động. Cho nên, hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa đạo đức. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người; đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Bởi lẽ, “pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội”(1).

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế. Khi đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệ giữa con người với con người không thể chỉ là “mối quan hệ trực tiếp, cảm tính, chủ yếu vẫn bị chi phối bởi những nguyên tắc và chuẩn mực của sự phát triển ưu trội về đạo đức”(2) như trước đây, mà nó cần được bổ sung những chuẩn mực, những giá trị mới, như tính kinh tế, tính hiệu quả… Ngay cả việc đánh giá đạo đức cũng cần phải dựa trên các tiêu chí mới đó, ngoài các thước đo vốn có.

Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật; đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học; chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vốn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh. Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Thực tế đó luôn đòi hỏi và thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lực lượng lao động và xã hội hóa tri thức khoa học. Từ đó, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và của toàn xã hội cũng được nâng lên, làm cho khả năng điều chỉnh của đạo đức cũng biến đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực. Sự biến đổi đó được biểu hiện ở tính duy lý cao hơn trong việc đánh giá, lựa chọn những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Mỗi người trong hoạt động của mình đã có ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, có bản lĩnh hơn trong đấu tranh vì công bằng và lẽ phải; biết trân trọng và hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Có thể nói, việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với thói quen theo lệ và nặng về đạo đức sang điều chỉnh bằng pháp luật, đề cao tính nhân bản là một trong những chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Bởi lẽ, việc hình thành ý thức pháp luật của mỗi công dân là điều kiện để nâng cao ý thức đạo đức và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, đồng thời là cơ sở để phát triển đạo đức của xã hội.

Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi và đụng chạm đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể các cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do vậy, có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức.

Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn “đề cao tính nhân đạo và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ”(3). Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Vì vậy, các nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, như công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội,… cũng chính là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang và sẽ hướng tới. Có thể nói, pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại.

Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật và văn bản dưới luật thường có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”(4). Ngoài ra, các bộ luật, như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, có thể nhấn mạnh rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới, trong đó có ý thức đạo đức.

 Việt Nam vốn là một nước kém phát triển, lại đang chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật. Nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn bất lương, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật đang ngày càng gia tăng. Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là “ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền” đang là nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm, chưa công bằng. Trong bối cảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cương. Bởi lẽ, “nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay. Nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án”(5).

Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong việc thanh tra, khám phá và đưa ra xét xử công khai nhiều vụ trọng án, kiên quyết trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội, thu lại cho đất nước một lượng lớn tài sản. Việc làm đó không những được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ cái đúng, cái thiện, lên án cái sai, bài trừ cái ác, mà còn chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trong việc bảo vệ nền đạo đức và lành mạnh hóa đời sống xã hội. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới đất nước, pháp luật đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏ trong việc củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chúng ta cũng đang từng bước xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều đó càng khẳng định một thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càng nghêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vi cho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn thiếu những quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định về quyền cơ bản của công dân. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng nếu như không nói là còn bị xem nhẹ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành luật của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; những kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật còn nhiều hạn chế. Tâm lý tiểu nông, thói quen của người sản xuất nhỏ làm cho nhiều người còn mang nặng tư tưởng “phép vua thua lệ làng”. Điều đó lý giải tại sao trong đời sống xã hội vẫn còn không ít người chưa có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Đáng tiếc là, ở nước ta, vẫn còn một bộ phận dân chúng coi pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lý trốn tránh pháp luật. Thực tế đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật càng trở nên phức tạp hơn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi luật pháp chưa thực sự công tâm, nghiêm minh, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và tình trạng pháp luật bị buông lỏng đã tạo điều kiện cho những hiện tượng phản đạo đức xuất hiện, gây ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ.

Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Đứng trước pháp luật thì mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của con người theo hướng ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác và khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con người. Việc thực thi pháp luật là nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, tiến bộ vì con người và cho con người. Với quan niệm như vậy, pháp luật và việc thực thi pháp luật là môi trường nuôi dưỡng và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phải tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng.

 Trước hết, cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò của pháp luật trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đầy đủ vấn đề này là một quá trình khó khăn và lâu dài. Trải qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng, cần phải “tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật”(6). Gần đây, Đại hội X của Đảng đã khẳng định rằng, chúng ta cần “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”(7). Điều đó cho thấy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền đang trở thành vấn đề thực sự có ý nghĩa cấp bách trong điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước. Bởi vì, đây là vấn đề không những  góp phần tăng cường cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dưỡng ý thức đạo đức mới.

Thứ hai, chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật”(8). Vấn đề này có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Thông qua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh ở nước ta hiện nay.

Thứ ba, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống pháp luật, ngoài các biện pháp trên, cần phải quan tâm đến chất lượng của các cơ quan làm luật và đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn thiếu cả cái tâm của con người. Đã có không ít trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật. Do vậy, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan này cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

 Thứ tư, để tăng cường vai trò của pháp luật thì việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng. Đứng trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Tất cả mọi hành động vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành. Trong thực thi pháp luật, về phía nhà nước, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thưởng phạt phải rõ ràng; về phía công dân, tất cả mọi người không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật.

Thứ năm, cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong những “công đoạn” hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới; đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức; ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác; khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.

Ngoài ra, để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức đạo đức, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế - xã hội, như xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; phải khắc phục những thiếu sót trong các chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh.

Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định rằng, để góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta phải “hoàn chỉnh hệ thống pháp luật”, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”(9). Đó là cơ sở xã hội, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

(*) Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

(1) G.Bandzeladze. Đạo đức học, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985, tr. 177.

(2) Phạm Thị Ngọc Trầm. Bước chuyển đổi và mối quan hệ giữa các giá trị “chân” và “thiện” trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 1, 1995, tr.25.

(3) Tô Huy Rứa. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tạp chí Cộng sản, số 22, 2005, tr.24.

(4) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nxb Sự thật - Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1992, tr.13.

(5) Nhị Lê. Đạo lý. Tạp chí Cộng sản, số 13, 1999, tr.55.

(6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.45.

(7)  Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,  2006, tr.125.

(8) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  X.  Sđd., tr.125.

(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd., tr.45.

Đã xem: 43624
Thời gian đăng: Thứ tư - 09/05/2018 15:51
Người đăng: Phạm Quang Duy

Bản quyền bài viết thuộc về Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Việc đăng lại bài viết này tại các website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không xin phép và ghi rõ nguồn http://philosophy.vass.gov.vn là vi phạm bản quyền.

Từ khóa:

đời sống, đặc biệt, quan trọng, phương tiện, thiếu bảo, tồn tại, đạo đức, thuận lợi, hiện nay, tăng cường, tất yếu, trật tự, kỷ cương, văn minh, bảo vệ

Đánh giá bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1

2

3

4

5

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Ý thức toàn cầu và vai trò của triết học trong việc xây dựng ý thức toàn cầu (03/07/2018)
  • Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay (03/07/2018)
  • Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (03/07/2018)
  • Công bằng, dân chủ và bình đẳng giới ở Việt Nam (03/07/2018)
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách tiếp cận triết học (09/05/2018)

Những tin cũ hơn

  • Tài năng gắn với đạo đức – những phẩm chất cần có của doanh nhân Việt Nam (07/03/2017)
  • Vai trò của con người trong sự phát triển xã hội theo định hướng bền vững (07/03/2017)
  • Về quan điểm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện đại (23/12/2016)
  • Nền cộng hoà và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc: Trách nhiệm xã hội đối với công chúng trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường toàn cầu (11/10/2016)
  • Vấn đề nâng cao đạo đức công chức trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay (11/10/2016)
  • Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (23/09/2016)
  • Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường (23/09/2016)
  • Bạo hành gia đình nhìn từ góc độ đạo đức (27/01/2016)
  • Phê phán luận điểm sai lầm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” (27/01/2016)
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học (25/01/2016)

Bài được quan tâm

  • “Đầu tiên là công việc đối với con người”: Vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài mới nhất

  • Vấn đề nghịch lý trong lôgíc quy nạp hiện đại
  • “Đầu tiên là công việc đối với con người”: Vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Chủ nghĩa dân tộc và vấn đề quan hệ giữa các dân tộc trong thế giới hiện đại
  • Tài năng gắn với đạo đức – những phẩm chất cần có của doanh nhân Việt Nam
  • Ý thức văn hoá trong “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn
  • Về giá trị đương đại của Nho giáo Việt Nam
  • Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay
  • Xây dựng và chỉnh đốn Đảng – “việc cần phải làm trước tiên” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Phát triển bền vững ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trang nhất   Home   Giới thiệu  

© Copyright 2015 Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Phone: +84 4 3 5140527, +84 4 3 5141134
Fax:     + 84 4 3 514 1935
Email: vnphilosophy@yahoo.com
Địa chỉ: 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Giấy phép số 211/GP-BC của Bộ VHTT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2007

30 tháng 10 2019

Vì nó vó sự công lý

Ok

👌👌👌👌👌👌👌👌

🍉🍉🍉🍉🍉🍉

30 tháng 10 2019

HOC24 Toggle navigation

  • MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
  • Tin tức
  • Chuyên đề
    • Ôn thi thpt
    • Lớp 12
    • Lớp 11
    • Lớp 10
    • Lớp 9
    • Lớp 8
      • Học kì 1
        • Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
        • Bài 2: Liêm khiết
        • Bài 3: Tôn trọng người khác
        • Bài 4: Giữ chữ tín
        • Bài 5: Pháp luật và kỷ luật
        • Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
        • Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
        • Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
        • Bài 9 : Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
        • Bài 10 : Tự lập
        • Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
        • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
      • Học kì 2
    • Lớp 7
    • Lớp 6
  • Đề thi
  • Các khóa học môn Giáo dục công dân
  • Tài liệu môn Giáo dục công dân

Bài 5: Pháp luật và kỷ luật - Hỏi đáp

lý thuyết trắc nghiệm hỏi đáp bài tập sgk

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • Trang cuối

Người hay giúp bạn khác trả lời bài tập sẽ trở thành học sinh giỏi. Người hay hỏi bài thì không. Còn bạn thì sao?

  • Mới nhất
  • Chưa trả lời
  • Câu hỏi hay
  • Câu hỏi của tôi

user image D҉ṵ̃Ƴ。ɧưṅɠ 〄 Hôm qua lúc 20:53

Em hãy phân biệt pháp luật và kỉ luật ? Cho ví dụ ?

1 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Phùng Phương LinhPhùng Phương Linh 23 giờ trước (22:17)

- Pháp luật là luật lệ chung do nhà nước ban hành , cưỡng chế áp dụng cho phạm vi toàn xã hội.Vd: pháp luật luật do quốc hội soạn thảo thông qua và nhà nước ban hành có hiệu lực trên toàn quốc

-Kỉ luật là quy tắc riêng áp dụng hẹp trong một tổ chức , cơ quan , mn pai tuân theo.Vd:Nội quy trường học thì chỉ học sinh phải tuân theo còn những ng khác ko pai tuân theo

-> bài này tớ tự làm có j sai sót mong cậu thông cảm , bỏ qua nhéhihi

Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...

user image Nguyễn Xuân Quang Hôm qua lúc 9:41

Nêu những quy định của kỷ luật không được trái với pháp luật

0 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

user image Kim Ngân 11 tháng 10 2017 lúc 18:38

so sánh điểm giống và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật?lợi ích và sự cần thiết của pháp luật , kỉ luật?

Được cập nhật Hôm kia lúc 21:52 4 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

jeon jungkookjeon jungkook 20 tháng 10 2017 lúc 19:31

Giống : Đều là những quy tắc

Khác: Pháp luật do nhà nước ban hành

Có tính bắt buộc

Mang tính phạm vi rộng

Kỉ luật :Do người đứng đầu của một cơ quan tổ chất , tập thể ban hành

Yêu cầu thực hiện

Mang tính phạm vi hẹp

Đúng 3 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Bé Của NguyênBé Của Nguyên 11 tháng 10 2017 lúc 19:13

Giống : Đều là những quy định chung buộc mọi người phải tuân theo

Khác :

- Pháp luật : do Nhà nước ban hành , đk Nhà nước đảm bảo bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , cưỡng chế .

- Kỉ luật : những quy định chung của 1 cộng đồng hay 1 tổ chức xã hội ( nhà trường , cơ quan ...)

Lợi ích và sự cần thiết : giúp cho m.n có 1 chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động . Ngoài ra , còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo 1 định hướng chung .

Đúng 7 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Xem thêm câu trả lời khác

user image Sách Giáo Khoa SGK 3 tháng 4 2017 lúc 13:51

Câu 2 (SGK trang 15)

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?

Được cập nhật Hôm kia lúc 21:47 3 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Linh NguyễnLinh Nguyễn 3 tháng 4 2017 lúc 17:15

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Đúng 5 Bình luận Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Quách Tố NhưQuách Tố Như Hôm qua lúc 17:07

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật.

Vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Sach_giao_khoa! Quách Tố Như
 

Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Xem thêm câu trả lời khác

user image Nguyên Huỳnh 27 tháng 10 lúc 16:31

theo quy định của nhà trường thì học sinh nào trèo tường sẽ bị phạt. hôm ấy, quang và minh đi học muộn, cổng trường đã đóng nên hai cậu trèo tường vào và bị bác bảo vệ bắt được. Vi không muốn bị trường xử lí nên hai cậu nài nỉ bác bảo vệ tha và biếu bác chút tiền với lí do để bác mua đường bồi dưỡng! nhưng bac bảo vệ là một người công minh, đã không nhận hối lộ và báo với nhà trường về hành vi của hai bạn.

a theo em có nhận xét gì về hành vi của hai bạn quang minh và bác bảo vệ

b hành vi đó của hai bạn có phù họp với lứa tuổi học sinh không? vì sao?

ai giải nhanh hộ mình vơi!

0 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

user image Nguyễn Thị Ngoãn 1 tháng 1 2018 lúc 20:39

những biểu hiện của việc chấp hành pháp luật và kỉ luật

Được cập nhật 27 tháng 10 lúc 11:18 2 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

OkeyManOkeyMan 2 tháng 1 2018 lúc 13:18

- Giữ gìn, thực hiện nếp sông văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi...
- Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên, rạp hát, trung tâm văn hóa...
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công;
- Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông: đi bên phải không lạng lách đánh võng, đi xe hàng hai hàng ba, đua xe, không vượt đèn đỏ, phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy...

Đúng 3 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...OkeyManOkeyMan 2 tháng 1 2018 lúc 13:20

Cả cái này nữa nhé!!

Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là sự tự giác, chấp hành mọi sự phân công của tập thể, chấp hành những quy định chung dù người đó là ai.

k mik nha

Đúng 4 Bình luận Nguyễn Thị Ngoãn đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

user image Lâm Đan 20 tháng 10 2018 lúc 20:25

neu nhung bien phap ren luyen tinh ki luat cua hoc sinh ???

Được cập nhật 25 tháng 10 lúc 9:09 1 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Băng Băng 2k6Băng Băng 2k6 CTV 25 tháng 10 lúc 9:44

#Nguồn: Băng

+ Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủtrước khi đến lớp, không quay cóp trong kiểm tra, thi cử.

+Tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, tự giác lập kế hoạch, tự bồi dưỡng, học hỏi để đạt mục tiêu kế hoạch học tập, không để thầy cô bố mẹ phiền lòng.

+Tự giác hoàn thành những công việc được giao, có trách nhiệm đối với mọi công việc chung và mọi người xung quanh, không bị sa ngã và bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội, biết điều chỉnh kế hoạch cá nhân khi cần thiết.

Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...

user image Trương Hà My 23 tháng 10 lúc 19:34

Có trường hợp sau: Ở lớp 8D có 2 học sinh thường xuyên không học bài và làm bài tập trước khi đến lớp, đã vậy lại còn nói chuyện , làm việc riên trong giờ học.

a) nhận xét về hành vi của 2 bạn trên.

b) việc làm đó vi phạm gì? các bạn đó phải chịu trách nhiệm cho việc làm của mình như thế nào?

c) thế nào là kỹ luật ?

1 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Nguyễn Văn ĐạtNguyễn Văn Đạt CTV 24 tháng 10 lúc 5:42

a) Hai bạn trên chưa có tính kỷ luật vì không chấp hành nội quy của trường học.

b) Vi phạm vào kỉ luật. Các bạn đó tuân thủ theo quy định nếu không sẽ phải dùng các biện pháp như thuyết phụ, cưỡng chế, phạt ,....

c) Kỉ luật là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...

user image Phạm Thái Hoàng 15 tháng 12 2017 lúc 19:31

Em hãy tự liên hệ xem bản thân đã có ý thức kỉ luật và tôn trọng phát luật chưa ? Em đã có những vi phạm gì ? ( ưu khuyết điểm trong việc chấp hành pháp luật , kỉ luật ). Biện phát khắc phục của em ?

Được cập nhật 22 tháng 10 lúc 22:40 0 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

user image ytr 22 tháng 10 lúc 20:44

Năm nay nam 14 tuổi đang học lớp 8 . Một ngày chủ nhật, bố mẹ nam đi vắng, bạn đã tự ý lấy chiếc xe đạp điện của mẹ rồi đèo hai bạn cùng lớp ra phố, cả ba đều không đội mũ bảo hiểm. Do phóng nhanh và cố tình lạn lách , đánh võng nên Nam đã va phải bà cụ đi đường , khiến cho bà bị thương và nhập viện

a) Theo em, Nam vi phạm pháp luật hay kỉ luật ? Tại sao?

b)Nếu em là cảnh sát giao thông thì em sẽ làm gì?

Mong mọi người trả lời nhanh !!!!

0 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

user image Phuoc Le 15 tháng 12 2017 lúc 11:44

em can lam gi de ton trong phap luat va ki luat

Được cập nhật 22 tháng 10 lúc 7:32 3 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Quách Tố NhưQuách Tố Như 25 tháng 10 lúc 19:42

- Học thuộc luật pháp, những điều luật pháp cho phép và nghiêm cấm.
- Phân tích và thấy rằng làm theo luật pháp là luôn đúng, luôn có lợi.
- Làm theo luật pháp quy định, không bao giờ trái quy định.
- Tôn trọng những quy đình dù là nhỏ nhất như: quy đinh của lớp trường, quy tắc ứng xử của xã hội. Việc này sẽ tạo tiền đề để có thể Tôn trọng pháp luật.

Chúc bạn hc tốt!

Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Không thích lòng vòngKhông thích lòng vòng 22 tháng 10 lúc 20:26

ôi bạn này, cho mình hỏi cái ạ, cái câu trả lời của câu hỏi này lù lù ở trong sách giáo khoa thế mà bạn vẫn phải hỏi sao? chậc châc!

Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Xem thêm câu trả lời khác

user image Duoc Nguyen 26 tháng 10 2017 lúc 5:29

Tan trường học sinh đỗ xe tràn xuống cả lòng đường, tập trung đứng thành hàng ba hàng bốn các bạn này không về nhà ngay mà còn đợi nhau và trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tác đường kéo dai.a) em nhận xét gì về hành vi của các bạn này?b) theo em hành vi của các bạn trên có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Được cập nhật 21 tháng 10 lúc 20:34 0 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

user image Nguyên Huỳnh 19 tháng 10 lúc 14:58

tùng là một học sinh lười học, ham chơi. Tùng thường xuyên không học bài, làm bài trước khi đến lớp, mất trật tự trong giờ học. thầy cô và các bạn đã góp ý nhung tùng không sửa chữa. Dần dần chán lớp và các bạn, Tùng giao du với một sô học sinh hư của các trường khác và thường xuyên tụ tập phá phách. Tugn tham gia vào việc chấn lột tiền và đồ dùng học tập của các bạn. một lân Tùng đã gây gỗ đánh nhau với một bạn và làm bạn đóbị u đâu chảy máu

a theo em tùng có vi phạm pháp luật không? vì sao?

b em rut ra bài học gì qua câu chuyện của tùng?

2 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Võ Châu Minh NgọcVõ Châu Minh Ngọc 21 tháng 10 lúc 19:41

ý kiến của mình thôi nhé.

a.Tùng đã vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích(có thể mức độ thương tích nhỏ)nhưng đã có hành vi bạo lực ,tính chất côn đồ.Ngoài ra Tùng còn có hành vi phi phạm kỉ luật.

b.một số bài học mà em rút ra đc

-không nên lười học,ăn chơi như vậy

-không nên giao du với những học sinh hư để tránh nhiễm những hành động đó

-tránh các trường hợp vi phạm pháp luật,vi phạm kỉ luật.

Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Võ Châu Minh NgọcVõ Châu Minh Ngọc 21 tháng 10 lúc 19:42

vi phạmleu

Đúng Bình luận 1 Báo cáo sai phạm

user image My Nguyễn 10 tháng 11 2018 lúc 10:24

Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật? Là học sunh em cần làm gì để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật?

Được cập nhật 19 tháng 10 lúc 0:21 3 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Phùng Tuệ MinhPhùng Tuệ Minh 10 tháng 11 2018 lúc 11:04

- Pháp luật: Luật lệ mà nhà nước ban hành buộc mọi công dân trong nước đó cần thực hiện và tuân theo.

- Kỉ luật: Luật lệ của một tập thể, tổ chức đưa ra buộc mọi thanh viên trong tập thể, tổ chức đó cần tuân theo và chấp hành.

- Là một học sinh, để thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật, em cần:

+ Hoàn thành nhiệm vụ mà tập thể, tổ chức,...giao cho.

+ Tôn trọng pháp luật và kỉ luật.

Đúng 2 Bình luận 1 Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Phùng Hà ChâuPhùng Hà Châu 10 tháng 11 2018 lúc 21:43

Pháp luậtKỉ luật

- Do nhà nước ban hành

- Rộng, áp dụng với tất cả mọi người

- Có tính cưỡng chế

- Do cơ quan, tổ chức ban hành

- Hẹp, áp dụng với cá nhân nằm trong tổ chức đó

- Không có tính cưỡng chế

Rèn luyện:

- Biết tự kiềm chế, cầu thị, vượt khó, kiên trì, nỗ lực hàng ngày.
-Làm việc có kế hoạch
-Biết thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch
-Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác và góp ý chân tình với bạn bè, đặc biệt nghe lời ông bà cha mẹ.
-Biết tự đánh giá và đánh giá những hành vi pháp luật và kỷ luật của bản thân và mọi người một cách đúng đắn.
-Biết theo dõi tình hình thời sự diễn ra xung quanh, biết học tập những tấm gương người tốt, việc tốt và biết tránh những tác động tiêu cực ngoài xã hội.

Đúng 1 Bình luận My Nguyễn đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

Đọc tiếp...Xem thêm câu trả lời khác

user image Susu Nguyên 1 tháng 11 2017 lúc 19:35

Học sinh phải làm gì để thực hiện tốt kỉ luật và pháp luật

Được cập nhật 19 tháng 10 lúc 0:20 3 câu trả lời

Giáo dục công dân lớp 8 Học kì 1Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

alt text

Sao NguyenSao Nguyen 3 tháng 11 2017 lúc 9:28

tuân theo nội quy nhà trường

học thuộc 5 điều bác hồ dạy

lễ phép với người lớn

Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

trần thị linhtrần thị linh 1 tháng 11 2017 lúc 20:57

Tuân thủ nội quy nhà trường khi trong trường học

Tuân thủ pháp luật của nhà nước, tôn trọng pháp luật mà nhà nước đề ra

Đúng 2 Bình luận Câu trả lời được cộng đồng lựa chọn Báo cáo sai phạm

Xem thêm câu trả lời khác

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • Trang cuối

Bảng xếp hạng môn Giáo dục công dân

  • Năm
  • Tháng
  • Tuần
  •  
  • Băng Băng 2k626GP
  • Vũ Minh Tuấn22GP
  • Nguyễn Nhật Minh15GP
  • Nguyễn Văn Đạt14GP
  • Nguyễn Trúc Giang12GP
  • Nguyễn Trần Thành Đạt11GP
  • tth9GP
  • Phùng Tuệ Minh8GP
  • Hồ Bảo Trâm8GP
  • HISINOMA KINIMADO7GP

(Bảng xếp hạng này do giáo viên h đánh giá)

Kết nối h trên facebook

Học trực tuyến cùng h.vn

Có thể bạn quan tâm

Học kỹ năng trực tuyến

Tin học của em

Ảnh chế, ảnh động, ảnh hài, video hài, truyện cười - zuize.vn

Tài trợ

Trung tâm Khoa học Tính toán - Trường ĐHSP Hà Nội © 2014 - 2018

Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hdtho@h.vn

Điều khoản dịch vụ | Chính sách bảo mật | Chính sách bảo hành

28 tháng 3 2018

1/MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
- Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (tích cực và tiêu cực)
2/TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường (cái này có trong sách GDCD đó bạn)
- Chứng minh việc phá rừng là tổ hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có khong khí trong lành, thực vật héo khô... )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.

đó là ý kiến của mình, mog bạn tham khảo,hihi.

Bạn học tốt nhé. dựa theo dàn ý mà triển khai thành 1 bài văn hoành chỉnh nhé bạn!

14 tháng 6 2019

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.



19 tháng 12 2019

mở sách ra đi. Còn câu hỏi trên đáp án là kỉ luật

Em hãy cho biết pháp luật cần thiết đỗi với mỗi người và toàn xã hội như thế nào

Trước hết , pháp luật là điều cần thiết đối với mỗi người. Như chúng ta đã biết, pháp luật là những điều đúng đắn, thiết thực, công bằng nhất quy định đối với đạo đức con người, pháp luật là thứ giúp con người soi vào và chihr đốn lại. Pháp luật trừng trị những người phạm lỗi và là tấm gương cho những người khác. Pháp luật giúp cho con người hoàn thiện , chỉnh đốn bản thân mình để sống tốt hơn.
Thứ hai, pháp luật là điều cần thiết đối với toàn xã hội. Đúng vậy, pháp luật sẽ giúp chỉnh đốn những cá nhân để có đạo động lối sông tốt. Nhiều các nhân tốt thì sẽ có một xã hội đẹp, công bằng , văn minh.
-> Như vậy, Pháp luật chính là điều cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội.

 

 Trong cuộc sống , em đã tự giác tôn trọng pháp luật chưa ? 

Rồi 

11 tháng 4 2019

Tham khảo:

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.

Thực sự rừng có ích lợi gì?

Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.

Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.

Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.

Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.

Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.