">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2019

Tham khảo:

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.

Thực sự rừng có ích lợi gì?

Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.

Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.

Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.

Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.

Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

11 tháng 4 2019

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.

Thực sự rừng có ích lợi gì?

Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.

Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.

Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.

Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.

Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

12 tháng 4 2019

không chép mạng ý ạ

28 tháng 3 2018

1/MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.
- Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (tích cực và tiêu cực)
2/TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường (cái này có trong sách GDCD đó bạn)
- Chứng minh việc phá rừng là tổ hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có khong khí trong lành, thực vật héo khô... )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.

đó là ý kiến của mình, mog bạn tham khảo,hihi.

Bạn học tốt nhé. dựa theo dàn ý mà triển khai thành 1 bài văn hoành chỉnh nhé bạn!

14 tháng 6 2019

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.



Tham khảo

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Thay từ rừng --> tôi sẽ đúng yêu cầu của đề nha....

22 tháng 2 2018

…Nào đầu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Bài thơ Nhớ rừng in trong tập Mấy vần thơ, là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn.
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.
Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:
Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.
Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:
Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?
Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?
Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:
Đâu những bình minh cây xanh nấng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.
Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!
Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.
Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương, trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo. Đặc biệt các điệp ngữ đâu những, còn đâu, hay các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ảnh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch HCM em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 : Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua 2 bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ ), Khi con tu hú ( Tố Hữu).

Câu 4 : Bài thơ quê hương của Tế hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà , trong sáng của tuổi hoa  niên dành cko quê hương mình. em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . Từ đó liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Câu 5 : Hãy trình bày ý kiến của em về câu nói của Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách vì nó là nguồn kiến thức . Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" .

 

3
7 tháng 2 2017

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

22 tháng 9 2016

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

TK#

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng  trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con  người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

28 tháng 4 2021

bn chép mạng ak