K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Việc khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản đang cạn dần. Việc nuôi trồng thủy sản không gặp nhiều khó khăn, tốn kém, giúp tận dụng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm. chủ động được nguồn cung thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

2 tháng 4 2017

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:
Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Việc khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản đang cạn dần. Việc nuôi trồng thủy sản không gặp nhiều khó khăn, tốn kém, giúp tận dụng diện tích mặt nước, giải quyết việc làm. chủ động được nguồn cung thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

9 tháng 11 2017

- Nhu cầu về thủy sản rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác).

- Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm.

7 tháng 11 2023

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

+ Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng,...

+ Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Sự phát triển, phân bố của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

+ Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

3 tháng 2 2023

- Ngành chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, do ngành trồng trọt đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời ngành chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.

- Ngành chăn nuôi phát triển cũng thúc đẩy mở rộng quy mô, sản lượng của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; do chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

4 tháng 1 2022

A

12 tháng 8 2017

- Các nước này tập trung vào ngành trồng trọt để đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân.

- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nhỏ bẻ và không ổn định, đặc biệt là thức ăn từ ngành trổng trọt (do sản phẩm chù yếu cung cấp cho nhu cầu lương thực của người dân).

3 tháng 2 2023

Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định.

3 tháng 2 2023

- Những cây trồng, vật nuôi được con người chú trọng phát triển là: vật nuôi (trâu, bò, cừu, dê, lợn, gà, vịt), cây trồng (cà phê, chè, điều, tiêu, lúa gạo, lúa mì, bông, đậu tương,…).

- Sự phân bố cây trồng, vật nuôi không đều nhau theo lãnh thổ, vùng và các quốc gia. Chủ yếu phát triển mạnh trong đới nóng và đới ôn hòa.

2 tháng 5 2020

- Nuôi thủy sản cung cấp thực phẩm cho xã hội,nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác,đồng thời làm sạch môi trường nước.

- Nuôi thủy sản có 3 nhiệm vụ chính: Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và các giống nuôi; cung cấp thực phẩm tươi sạch; ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghê.

26 tháng 10 2023

Sản lượng thuỷ sản thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã phát triển đáng kể, giúp tăng hiệu suất sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sự gia tăng trong quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn cung cấp thuỷ sản. Quy định và hạn chế về khai thác thuỷ sản đã được thiết lập để đảm bảo bền vững trong việc sử dụng nguồn tài nguyên này.

Sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn chế biến cũng đã đóng góp vào sự gia tăng sản lượng thuỷ sản, cung cấp dinh dưỡng tốt hơn cho cá và tôm nuôi trồng. Hơn nữa, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra các giống cá và tôm có khả năng sinh trưởng nhanh và kháng bệnh tốt hơn. Cuối cùng, xuất khẩu thuỷ sản từ các quốc gia đã tạo sự cạnh tranh và kích thích sự tăng trưởng sản lượng toàn cầu. Tóm lại, sự tăng sản lượng thuỷ sản thế giới là kết quả của sự phát triển công nghệ, quản lý tài nguyên thông minh, và nhu cầu thị trường tăng cao.