K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

a. Quá trình phát triển

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Hiện trạng nền kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

4 tháng 2 2023

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

- Một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của:

+ Nông nghiệp: lúa gạo, hoa quả (nho, đào, dâu,...), thịt bò, rượu sake,...

+ Công nghiệp: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe máy), điện tử (sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, rôbôt), sợi, vải,...

+ Dịch vụ: ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới; ngành giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng trên thế giới.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 1:

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Nhiệm vụ 2:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…

4 tháng 2 2023

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

4 tháng 2 2023

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: 

- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh;

-  Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Tại Khu di tích, vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), nhân dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc...

19 tháng 9 2023

- Một số quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu là: Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức…

 
19 tháng 1 2023

Tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020:

- Hoa Kỳ: 20893,7 :  84679,9 \(\times\) 100 = 24,7%

- Liên minh Châu Âu: 15292,1 : 84679,9 \(\times\) 100 = 18,1%

- Trung Quốc: 14722,7 : 84679,9 \(\times\) 100 = 17,4%

- Nhật Bản: 5057,8 : 84679,9 \(\times\) 100 = 6%

Nhận xét: Các nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm khoảng 66,2% trong tổng GDP của thế giới. Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất với 24,7%, tiếp đến là Liên minh Châu Âu (18,1%), Trung Quốc (17,4%) và Nhật Bản chiếm tỉ trọng GDP thấp nhất với 6%.

19 tháng 1 2023

Những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu:

- Tài chính – ngân hàng;

- Giao thông vận tải;

- Truyền thông;

- Công nghiệp công nghệ cao,…

Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới vì:

- Năm 2020, GDP đạt hơn 15 nghìn tỉ USD (xếp thứ 2 thế giới).

- Liên minh châu Âu là trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới.

- Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.

4 tháng 2 2023

- Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang về mặt kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng. 

+ Những sản vật quý của vùng này thường được trao đổi ra bên ngoài có thể kể đến như: tê, voi sáp trắng, vải bông, chiêng đồng.

+ Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào

=> Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.